Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực

(Dân trí) - Từ ý tưởng độc đáo và tinh thần đánh thức bản lĩnh sáng tạo của giới trẻ, nhãn hàng bia Tiger đã hiện thực hóa việc tái chế nắp chai thành sắt nguyên liệu, góp phần xây dựng nên cây cầu Kênh Hòa Bình, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang.

Cây cầu được xây dựng từ bản lĩnh sáng tạo

Cầu kênh Hòa Bình là cây cầu thứ hai được xây dựng từ những nắp chai tái chế. Với tổng chiều dài 44 mét, chiều rộng 4 mét và tải trọng lên đến 5 tấn, cây cầu này sẽ kết nối giao thông từ xã Phú Vĩnh đến xã Phú Xuân, An Giang, mở ra một lối đi hoàn toàn mới, thuận tiện cho việc đi lại và giao thương cho 2.300 hộ dân trong vùng.

Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 1

Lễ khánh thành cây cầu mới tại Kênh Hòa Bình, xã Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang)

Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 2

Theo chia sẻ của người dân địa phương, trước khi cầu Kênh Hòa Bình được xây dựng, người dân chủ yếu đi lại qua hai cây cầu gỗ được dựng tạm bợ. Những cây cầu này hiện đã xuống cấp nên người dân chỉ có thể đi bộ qua cầu, rất nguy hiểm và bất tiện.

Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 3
Ông Đỗ Thanh Vân, người dân tại xã Phú Thành

Tại buổi lễ khánh thành, ông Đỗ Thanh Vân vui mừng chia sẻ: “Có cây cầu mới này, tôi và bà con nơi đây mừng lắm, việc đi lại hàng ngày của người dân, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn rất nhiều.”

“Tôi đánh giá cao sự tham gia tích cực của bia Tiger trong việc hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng cho người dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Dự án sáng tạo của bia Tiger còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kêu gọi tái chế trong cộng đồng. Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều cây cầu mới được xây dựng từ nắp chai tái chế,” ông Dương Văn Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Tân cho biết.

Bản lĩnh thay đổi thói quen nhỏ - Mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng.

Là đơn vị tiên phong trong việc tái chế nắp chai xây cầu, bia Tiger đã lan tỏa tinh thần đánh thức bản lĩnh sáng tạo đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Bản lĩnh từ việc thay đổi thói quen nhỏ sau mỗi cuộc vui đã mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường. Sau 3 tháng, với sự tham gia của hơn 200 điểm bán, chương trình đã thu gom tổng cộng gần 1 triệu nắp chai, tương đương hơn hai tấn nắp chai.

Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 4
Cộng đồng chung tay thu gom nắp chai để tái chế xây cầu Kênh Hòa Bình
Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 5
Bằng những hành động đơn giản như thu gom các nắp chai bia để tái chế, cộng đồng sẽ mang đến cây cầu mới ý nghĩa cho người dân tại An Giang
Ý tưởng táo bạo tái chế nắp chai xây cầu thành hiện thực - 6

Ông Jacco van der Linden, Tổng Giám đốc Điều hành HEINEKEN Việt Nam (bên trái) cùng đại diện huyện Phú Tân cùng kéo vải tấm biển khánh thành cây cầu Kênh Hòa Bình

Chúng tôi rất tự hào khi khánh thành cây cầu thứ hai có nguyên liệu làm từ nắp chai bia tái chế. Một lần nữa, ý tưởng độc đáo này đã được hiện thực hóa nhờ sự đón nhận và ủng hộ nhiệt tình của chính quyền, người dân địa phương cùng các điểm bán thực hiện thu gom nắp chai”, ông Jacco van der Linden vui mừng chia sẻ tại buổi lễ khánh thành.

Tiếp nối An Giang, cây cầu thứ ba từ nắp chai tái chế sẽ được xây dựng tại Hóc Môn, TP. HCM, dự kiến khánh thành vào tháng 1/2020 và sẽ có thêm nhiều cây cầu nữa được xây dựng vào năm tới.

Minh Khang