Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn?

(Dân trí) - Bạn có biết rằng rất nhiều giá trị dinh dưỡng của rau, củ và quả nằm ở vỏ và hạt – những thứ mà chúng ta thường bỏ vào thùng rác khi chế biến thức ăn?

Khi vứt bỏ những phần “phế phẩm” của rau củ, bạn cũng đồng thời đang loại bỏ những vị thuốc có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những cách tuyệt vời để tái sử dụng những phế liệu này:

1. Lá súp lơ xanh

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 1

Súp lơ xanh là một trong những loại rau có lợi cho sức khỏe nhất, nhưng hầu hết chúng ta thường vứt bỏ lá và thân cây mà không biết rằng chúng chứa chất dinh dưỡng bằng, thậm chí nhiều hơn phần hoa. Lá súp lơ xanh có đầy đủ vitamin A, tốt cho mắt, phòng chống ung thư và lão hóa. Bạn có thể luộc như bắp cải, hoặc thái nhỏ xào cùng hành tây và thịt bò.

2. Vỏ cà rốt

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 2

Mọi người thường nạo vỏ cà rốt trước khi nấu nhưng loại vỏ này lại có tác dụng bảo vệ làn da, mái tóc bạn khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường, cũng như các dấu hiệu của lão hóa. Vì thế, thay vì vứt chúng vào sọt rác, bạn có thể thử công thức dưới đây:

- Rửa vỏ cà rốt.

- Nạo nhỏ hoặc sử dụng máy ép hoa quả để nghiền nhỏ

- Đổ hỗn hợp trên vào nồi nấu chậm cùng 500ml nước (đây là số nước thích hợp với lượng vỏ của 4 đến 5 củ cà rốt to)

- Đặt chế độ nồi hầm ở nhiệt độ thấp nhất và nấu hỗn hợp trên trong vòng từ 24 đến 72 giờ. Không đặt nhiệt độ lớn hơn 33 độ C.

- Khi nấu xong, lọc để có hỗn hợp mịn rồi rót vào hũ thủy tinh. Làm lạnh trước khi sử dụng cho da mặt và tóc. Hỗn hợp này có thể giữ được trong vòng 6 tháng trong tủ lạnh.

3. Hạt trái bơ

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 3

Hạt của trái bơ có chứa khoảng 70% giá trị dinh dưỡng của quả nhưng số phận của nó thường bị kết thúc trong thùng rác. Bạn có thể bắt đầu tránh sự lãng phí này bằng cách dùng dao sắc, bổ hạt thành từng miếng rồi xay mịn trong máy xay sinh tố cho đến khi nó trở thành bột. Vị của hạt trái bơ khá nặng, nên tốt nhất bạn trộn chúng với nước cam hoặc sinh tố dâu để dễ uống và tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của nó.

4. Vỏ khoai tây

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 4

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị mụn cóc hoặc mụn thịt, thì sau khi nạo vỏ khoai tây, bạn đừng vội vứt đi. Hãy dùng nó để chà xát lên vết mụn có thể giúp làm giảm sự phát triển của mụn.

5. Vỏ cam/ quýt

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 5

Nếu muốn hưởng tất cả những giá trị dinh dưỡng tốt nhất của cam và quýt, bạn nên bắt đầu bằng việc tận dụng phần vỏ của nó. Vỏ cam, quýt chứa những chất dinh dưỡng đặc trưng của loại quả này, cùng với enzyme, chất xơ và vitamin A. Tất nhiên không dễ để ăn nhưng bạn có thể kết hợp chúng với các loại quả mọng, sữa chua sẽ dễ ăn hơn. Tốt nhất bạn nên mua cam, quýt hữu cơ để đảm bảo rằng vỏ không chứa quá nhiều thuốc trừ sâu.

6. Tái sử dụng vỏ trái cây làm giấm

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 6

Đây là một thử nghiệm nhà bếp tuyệt vời cho các bà nội trợ, giúp làm sống động những lựa chọn gia vị của bạn! Bạn có thể sử dụng vỏ cam và chanh bằng cách đặt chúng vào một cái lọ và rót giấm lên trên. Giấm chiết xuất tinh dầu từ vỏ trái cây, tạo ra hương vị đặc trưng riêng. Không chỉ hữu ích với các món ăn, loại giấm này còn có thể sử dụng để làm sạch nhà bếp với mùi thơm độc đáo và hoàn toàn không có hóa chất độc hại.

7. Trồng rau từ phế liệu thực phẩm

Vì sao không nên vứt vỏ rau củ quả khi chế biến thức ăn? - 7

Bạn có biết rằng bạn có thể trồng rất nhiều loại rau từ những phế liệu mà bạn thường vứt đi? Không cần đến kỹ năng nào quá đặc biệt, chỉ cần chút kiên nhẫn bạn cũng có thể tự mình trồng hành lá, rau diếp, hành tây, cà rốt hoặc cần tây từ những phần gốc mà bạn thường vứt bỏ.

Ng.TA

Theo BM