Trẻ em Việt Nam trước tình trạng thiếu nước sạch

Theo ước tính gần đây nhất của UNICEF, tại Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch (1). Hiện nay, trước tình trạng biến đổi khí hậu mà khu vực ĐBSCL & Tây nguyên đang chịu ảnh hưởng nặng nề, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn, và ô nhiễm nguồn nước khiến nguồn nước sạch càng khan hiếm.

Khi các nguồn nước dần cạn kiệt

Người dân thường có thói quen sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, hoặc ao hồ. Tại khu vực ĐBSCL, người dân còn sử dụng nước mưa, kể cả nước sông để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, các nguồn nước này đang ngày một cạn kiệt. Vừa qua, chính phủ cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi 52 trong số 63 tỉnh thành trên cả nước đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong hơn 60 năm qua. Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là các vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi xâm nhập mặn và thiếu nước. Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai trên thế giới.

Tình trạng thiếu nước sạch đang ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Tại các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, nguy cơ trẻ em dễ dàng bị tổn thương và mắc bệnh gây ra bởi nguồn nước không an toàn chiếm tỷ lệ cao.

Trẻ em Việt Nam trước tình trạng thiếu nước sạch - 1

Hơn 40% ca bệnh trẻ em liên quan ô nhiễm nguồn nước

Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy, chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng nhiễm asen và flo trong nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do chưa biết cách bảo vệ bản thân, chưa được trang bị kiến thức sử dụng nước sạch, hệ miễn dịch yếu.

Trẻ em Việt Nam trước tình trạng thiếu nước sạch - 2

Ở Việt Nam, thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sử dụng nước “bẩn” nhưng không phải do nhiễm khuẩn, vi sinh mà bị nhiễm độc tố kim loại nặng, thuốc sâu… thì hậu quả để lại sẽ nặng nề hơn nhiều.


Điều đáng nói là, không chỉ tại nhà, trẻ không được sử dụng nước đảm bảo mà ngay cả khi đến trường, trẻ cũng phải chịu cảnh ăn, uống những nguồn nước chưa đảm bảo. Tại hầu hết các điểm trường mầm non xuống cấp, các trường tạm, trẻ em hoặc phải uống nước giếng hoặc nước đóng bình chưa qua kiểm nghiệm.

Trẻ em Việt Nam trước tình trạng thiếu nước sạch - 3

Chưa bao giờ, tình trạng nước sạch cho trẻ em lại trở thành vấn đề đáng báo động như hiện tại, đang trong tình trạng khẩn cấp khiến không chỉ Chính phủ, các ban ngành tại Việt Nam mà kể cả các Hiệp hội quốc tế cũng phải bắt tay vào cuộc để giảm thiểu thiệt hại từ tình trạng thiếu nước sạch.

Thuộc giai đoạn 3 của dự án cộng đồng “Vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn”, chương trình “Chung tay vun đắp những mầm xanh” của Quỹ Hợp Trí Super Humic dự kiến đi qua 9 tỉnh thành, kéo dài từ tháng 1-4/2017, để hỗ trợ phần nào khó khăn hiện tại mà các em đang gánh chịu. Quỹ Hợp Trí Super Humic được xây dựng và phát triển bằng cách trích 2000đ/ 1kg Hợp Trí Super Humic đã bán được.

Theo dõi hành trình “Chung tay vun đắp những mầm xanh” tại website: www.hoptri.com