Trai Hà Nội lả lơi giả gái trong điệu múa trống bồng

(Dân trí) - 12 nam thanh niên trong váy áo mớ ba mớ bảy vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng, vừa múa lả lơi khiến du khách ngất ngây khi trảy hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là điệu múa cổ truyền nổi tiếng mà dân gian hay gọi là điệu múa "con đĩ đánh bồng".


Đội múa năm nay gồm 12 người nam đều là người gốc Triều Khúc, người trẻ nhất mới chỉ 14 tuổi. Trong ảnh là thao tác chít khăn mỏ quạ được trùm ra ngoài khăn xếp khi đội múa hóa trang chuẩn bị tham gia đám rước.

Đội múa năm nay gồm 12 người nam đều là người gốc Triều Khúc, người trẻ nhất mới chỉ 14 tuổi. Trong ảnh là thao tác chít khăn mỏ quạ được trùm ra ngoài khăn xếp khi đội múa hóa trang chuẩn bị tham gia đám rước.


Dù đều là nam song để múa điệu đĩ đánh bồng họ đều được hóa trang giả nữ với son phấn, váy áo mớ ba mớ bảy... đội khăn xếp bên trong khăn mỏ quạ.

Tương truyền, thủa xưa, để có trò vui động viên binh lính những ngày xuân trận mạc, các tướng lĩnh huy động cả nam luyện múa giả gái để biểu diễn. Điệu múa con đĩ đánh bồng được duy trì cho đến ngày nay dựa theo tích cổ đó, trở thành nét văn hoá đặc sắc thuộc vào hàng độc nhất vô nhị.

Dù đều là nam song để múa điệu "đĩ đánh bồng" họ đều được hóa trang giả nữ với son phấn, váy áo mớ ba mớ bảy... đội khăn xếp bên trong khăn mỏ quạ.

Tương truyền, thủa xưa, để có trò vui động viên binh lính những ngày xuân trận mạc, các tướng lĩnh huy động cả nam luyện múa giả gái để biểu diễn. Điệu múa "con đĩ đánh bồng" được duy trì cho đến ngày nay dựa theo tích cổ đó, trở thành nét văn hoá đặc sắc thuộc vào hàng "độc nhất vô nhị".

Video: Trai Hà Nội lả lơi giả gái trong điệu múa trống bồng


Ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, làng Triều Khúc lại mở hội, kéo dài tới ngày 12. Khai hội có một đám rước lớn với sự tham gia của hàng trăm người trong đủ loại trang phục cổ xưa. Họ rước thánh từ đình thờ sắc xuống đại đình của làng.

Ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, làng Triều Khúc lại mở hội, kéo dài tới ngày 12. Khai hội có một đám rước lớn với sự tham gia của hàng trăm người trong đủ loại trang phục cổ xưa. Họ rước thánh từ đình thờ sắc xuống đại đình của làng.


Lễ hội làng Triều Khúc là sự tưởng nhớ công lao của dân làng với Bố cái Đại vương Phùng Hưng và ông Vũ Đức Úy, người đã truyền dạy nghề dệt cho dân làng. Trong đám rước ngày mở hội có nhiều trò vui, điệu múa đĩ đánh bồng được xem như trò diễn hấp dẫn nhất.

Lễ hội làng Triều Khúc là sự tưởng nhớ công lao của dân làng với Bố cái Đại vương Phùng Hưng và ông Vũ Đức Úy, người đã truyền dạy nghề dệt cho dân làng. Trong đám rước ngày mở hội có nhiều trò vui, điệu múa "đĩ đánh bồng" được xem như trò diễn hấp dẫn nhất.


Đám rước bắt đầu lúc 13h ngày mở hội có sự tham dự của hàng trăm người cùng trang phục cổ xưa rất long trọng, đặc biệt tốc độ đoàn rước chậm, đi vài bước lại dừng nghỉ vài phút chờ hiệu lệnh mới được di chuyển tiếp.

Đám rước bắt đầu lúc 13h ngày mở hội có sự tham dự của hàng trăm người cùng trang phục cổ xưa rất long trọng, đặc biệt tốc độ đoàn rước chậm, đi vài bước lại dừng nghỉ vài phút chờ hiệu lệnh mới được di chuyển tiếp.

Trong đoàn rước có sự tham dự của hàng chục cụ lớn tuổi trong làng, đặc biệt các cụ đội mũ có cánh 2 bên đều trên 90 tuổi.
Trong đoàn rước có sự tham dự của hàng chục cụ lớn tuổi trong làng, đặc biệt các cụ đội mũ có cánh 2 bên đều trên 90 tuổi.

Đội kỹ nữ 12 người của điệu múa đĩ đánh bồng tham gia đoàn rước.
Đội "kỹ nữ" 12 người của điệu múa "đĩ đánh bồng" tham gia đoàn rước.

Cứ đi được một đoạn, đội múa lại dừng lại nhảy múa lả lơi, vỗ trống.
Cứ đi được một đoạn, đội múa lại dừng lại nhảy múa lả lơi, vỗ trống.


Toàn bộ đội múa đĩ đánh bồng được huấn luyện truyền dạy bởi nghệ nhân Triệu Đình Hồng. Ông là người gốc làng Triều Khúc, năm nay đã ngoài 70 tuổi.

Toàn bộ đội múa "đĩ đánh bồng" được huấn luyện truyền dạy bởi nghệ nhân Triệu Đình Hồng. Ông là người gốc làng Triều Khúc, năm nay đã ngoài 70 tuổi.


Một động tác duyên dáng, lả lơi của vũ công Triệu Đăng Dương. Đây là lần đầu tiên Dương được tham gia đội múa.

Một động tác duyên dáng, lả lơi của vũ công Triệu Đăng Dương. Đây là lần đầu tiên Dương được tham gia đội múa.


Vũ công trẻ tuổi nhất Cao Nhật Minh, mới 14 tuổi, rất điêu luyện trong các động tác khó của điệu múa, vỗ trống bồng rất có duyên.

Vũ công trẻ tuổi nhất Cao Nhật Minh, mới 14 tuổi, rất điêu luyện trong các động tác khó của điệu múa, vỗ trống bồng rất có duyên.

Trai Hà Nội lả lơi giả gái trong điệu múa trống bồng - 12


Ngoài việc bôi son đánh phấn, thời xưa, các vũ công còn nhuộm răng đen hạt huyền để nhìn cho thật giống nữ. Nay theo nhịp sống hiện đại, màu răng đen của các nam vũ công giả gái không còn.

Ngoài việc bôi son đánh phấn, thời xưa, các vũ công còn nhuộm răng đen hạt huyền để nhìn cho thật giống nữ. Nay theo nhịp sống hiện đại, màu răng đen của các nam vũ công giả gái không còn.


Điệu múa đĩ đánh bồng thường kết hợp một đôi múa cùng nhau, mỗi khi tham gia lễ hội thường có 6 đôi thay đổi, mỗi lần 3 đôi múa.

Điệu múa "đĩ đánh bồng" thường kết hợp một đôi múa cùng nhau, mỗi khi tham gia lễ hội thường có 6 đôi thay đổi, mỗi lần 3 đôi múa.


Điệu múa trai giả gái không phải hiếm gặp song các động tác múa thể hiện sự lả lơi đã giúp điệu múa này ngày càng trở nên nổi tiếng.

Điệu múa trai giả gái không phải hiếm gặp song các động tác múa thể hiện sự lả lơi đã giúp điệu múa này ngày càng trở nên nổi tiếng.

Hữu Nghị
Video: Mạnh Thắng