Tìm thấy bức tranh 118 năm tuổi ở Nam Cực
(Dân trí) - Bức tranh bị mất đã 118 năm của một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất nước Anh được phát hiện ở Nam Cực.
Các nhà khoa học cảm thấy bối rối trước bức tranh màu nước tinh tế khắc họa một con chim trong một túp lều ở Cape Adare - bán đảo nằm phía viễn đông lục địa.
Tác phẩm nghệ thuật gần như được bảo quản hoàn hảo được vẽ bởi Tiến sĩ Edward Wilson, một nhà thám hiểm vùng cực Anh, đã chết ở Nam Cực với trưởng đoàn thám hiểm Robert Falcon Scott.
Bức tranh ẩn mình giữa những mảnh giấy và bụi bẩn trong túp lều nhà thám hiểm đã ở trong chuyến thám hiểm năm 1911, từ đó ông không bao giờ trở lại.
Bức tranh mô tả một con chim leo cây ngực trắng, với đề tựa "1899 Tree Creeper".
Nhưng làm thế nào bức tranh lại có mặt trong căn hầm Cape Adare 12 năm sau khi tiến sĩ Wilson vẽ nó đến nay vẫn là một bí ẩn.
Josefin Bergmark-Jimenez, một người làm công tác bảo tồn tranh đã tìm thấy tác phẩm nghệ thuật này khi dọn dẹp căn hầm để phục hồi nó. Bức tranh nằm trong tập tài liệu đầu giường. Josefin đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh.
"Màu sắc, sự sống động, đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, tôi không thể tin rằng nó ở đó" - Josefin nói.
"Căn lều Cape Adare được đoàn thám hiểm của Na Uy Carsten Borchgrevink vào năm 1899, sau đó được Đảng Captain Scott sử dụng vào năm 1911", bà Lizzie Meek, quản lý chương trình Di sản Nam Cực cho biết. "Chúng tôi biết rằng người vẽ bức tranh có thể là một trong số những người trong chuyến thám hiểm đó."
Một đồng nghiệp của Lizze, Bergmark-Jimenez, từng đến dự bài thuyết trình về tiến sĩ Wilson khi nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu về họa sĩ này.
"Người thuyết trình đã cho chúng tôi xem vài tác phẩm nghệ thuật của TS. Wilson. Ngay khi nhìn thấy chữ viết tay đặc biệt của ông ấy, tôi biết ông ấy đã vẽ bức tranh này".
Bức tranh màu nước được phát hiện vào năm 2016 nhưng được giữ bí mật để Tổ chức Trust Antarctic Heritage tập trung khôi phục lại 1.500 hiện vật mà họ thu được từ các hầm Cape Adare. Nó sẽ được trả lại khi các cấu trúc đã được bảo tồn cẩn thận.
Huyền Anh
Theo SN