Thức uống giải khát nhìn từ văn hóa Việt
Ngành nước giải khát đang có trên 300 sản phẩm với đủ các thương hiệu trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, những thức uống mang đậm truyền thống, văn hóa của dân tộc vẫn tạo ra khác biệt và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tập quán giải khát xưa
Khoảng hơn một thập kỷ trở về trước, thức uống giải khát của người dân đất Bắc chủ yếu là nước nấu từ các loại thảo mộc như nụ vối, lá vối, trà xanh, các loại rễ cây.
Thứ nước dân dã, mát lành này có loại được chế biến hết sức công phu. Nếu như trà tươi chỉ cần vò sơ cho bớt chát, trần qua nước sôi là có thể sử dụng thì ngược lại, nụ vối, lá vối phải qua các khâu sao, phơi, ủ khô kéo dài hàng tuần.
Để sử dụng lâu dài, lá vối thường được để trên gác bếp để tránh các loại vi khuẩn. Khi pha chế, lá vối, lá trà xanh thường được đựng trong ấm/tích đất nung ủ trong giỏ mây tre và bọc một lớp vải để giữ nóng.
Bát nước trà, nước vối được chắt từ ấm đất nung bên bờ ruộng của người nông dân hay những đêm hè trăng sáng, bát nước sóng sánh trong các hội hè, đình đám đã được biết bao thơ văn, nhạc họa ghi lại và khắc sâu vào hình dung của mỗi người.
Ở Nam Bộ, với sự phong phú về hoa trái thiên nhiên nên ngoài trà xanh hay dừa tươi, người dân còn được thưởng thức nhiều loại nước giải khát như nước ép mía, rau má hay các loại nước ép trái cây.
Các thức uống từ thảo mộc, hoa trái tự nhiên được ông cha ta sử dụng hàng ngày để thanh lọc cơ thể, thư thái tinh thần, ngăn ngừa bệnh tật. Không chỉ vậy, các thức uống dân dã này còn thể hiện được cái ung dung, nhàn nhã trong đời sống người Việt. Nó phản ánh tư duy tổng hợp của một nền văn hóa bao quát, dung hòa trong triết lý âm dương, hòa mình với tự nhiên của dân tộc.
Người giữ hồn thức uống Việt
Vào thập niên 2000, các sản phẩm nước giải khát có gas, không gas, nước tăng lực,… phát triển mạnh làm mai một các thức uống dân dã truyền thống. Tuy nhiên, thực trạng này kéo dài không lâu bởi sự xuất hiện của Tân Hiệp Phát. Doanh nghiệp này không chỉ giữ hồn thức uống Việt mà còn nâng nó lên một tầm cao mới.
Năm 2006, lúc thị trường đang ở đỉnh trào lưu sử dụng thức uống có gas, nước giải khát công nghiệp. Tân Hiệp Phát lại liều lĩnh chi hàng trăm triệu đô la và bỏ ngoài tai những cảnh báo rủi ro để nhập về Việt Nam các dây chuyền Aseptic đầu tiên để phát triển các sản phẩm mới có nguồn gốc tự nhiên.
Nói liều lĩnh bởi họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại rất lớn đến từ việc không đánh giá hết quy mô, xu hướng thị trường, tâm lý người tiêu dùng. Chi phí nghiên cứu, phát triển và marketing quá tốn kém, trong khi chu kỳ sống của các sản phẩm ngày càng ngắn khiến nguy cơ thu hồi vốn trở nên bất khả thi.
Trả lời báo chí vào thời điểm đó, ông Trần Quí Thanh, người sáng lập và điều hành Tân Hiệp Phát chỉ nói ngắn gọn: “Công nghệ sẽ tạo ra giá trị khác biệt. Với Aseptic, chúng tôi tin sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho sức khỏe NTD và đáp ứng nhu cầu giải khát từ các thảo mộc tự nhiên theo truyền thống người Việt”.
Thực tế chứng minh sự liều lĩnh của Tân Hiệp Phát vào thời điểm đó đã thành công vang dội. Nguồn nguyên liệu tự nhiên được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ Aseptic giúp các sản phẩm giữ được toàn bộ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, tạo nên những cơn sốt chưa từng có trên thị trường.
Thành công quá lớn của Tân Hiệp Phát khiến các ông lớn đa quốc gia nhanh chóng đi theo, tạo ra một ngành hàng hết sức sôi động, giai đoạn 2007 - 2012 tăng trưởng kép lên tới 48%. Thị trường thức uống có gas đã phải bất lực nhìn ngành hàng này chiếm cả doanh thu 58% (2013) lẫn thị phần 37.6% hiện nay.
Cập nhật thị trường quý 2/2016, VietinbankSc cho biết các mặt hàng trà đóng chai đang dẫn đầu với 41.1% lượng tiêu thụ, nước có ga chiếm 22,5%. Tháng 8 vừa qua Nielsen công bố có tới 70% NTD khi được hỏi cố tránh không sử dụng sản phẩm có chất bảo quản, tương ứng là 68% và 65% cho màu sắc và hương vị nhân tạo.
Trước xu hướng trên, Tân Hiệp Phát lại một lần nữa được nhắc tới với việc công bố các sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 không. Cụ thể, hệ thống chiết lạnh vô trùng Aseptic (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, môi trường chiết vô trùng) giúp các sản phẩm không chất bảo quản, không màu công nghiệp, không chì.
Điều này lý giải cho sự tin tưởng của NTD với các sản phẩm của họ. Thống kê thị trường quý 2/2016 cho thấy có tới 71% NTD cho biết thường xuyên sử dụng các sản phẩm như Trà xanh Không độ, 76% cho rằng sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên và 69% tin các loại trà này tốt cho sức khỏe. Dr Thanh độc chiếm thị trường trà thảo mộc, Trà xanh Không độ dẫn đầu ngành trà đóng chai với 38,4% thị phần, mỗi năm cung cấp ra thị trường vài chục triệu két thùng.
Tân Hiệp Phát cho biết, các sản phẩm của họ đang xuất khẩu sang 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Canada, Hà Lan, Úc, Cộng Hòa Czech, Hàn Quốc, Singapore.
Không chỉ giữ gìn các thức uống truyền thống của dân tộc trong một hình hài mới tiện lợi và phổ biến hơn, Tân Hiệp Phát còn phát triển các thức uống này lên một tầm cao mới về chất lượng. Sự nỗ lực của họ cùng sự tin yêu của người tiêu dùng đã tôn vinh giá trị truyền thống của dân tộc bằng những thức uống từ thảo mộc tự nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.