Thêm động lực thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thiếu vốn và kiến thức chuyên môn, ước mơ thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi của nhiều phụ nữ Bình Định vẫn còn dang dở. Vì thế, sự hỗ trợ thiết thực từ chương trình "Tiếp Sức Nhà Nông" chính là đòn bẩy mới để họ vươn lên ổn định kinh tế gia đình.

Ước mơ thoát nghèo bền vững nhờ chăn nuôi

Báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020, cho thấy toàn tỉnh có 48.240 hộ nghèo và hộ cận nghèo, một bộ phận lớn tập trung ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của địa phương khi có đến 308.360 lao động (chiếm 35,6% lao động của toàn tỉnh) làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhóm ngành chăn nuôi có vị thế quan trọng với tỷ trọng lớn đến từ chăn nuôi gà, bò và heo.

Phản ánh thực tế này đồng thời kết hợp kinh nghiệm tự thân tích lũy được, nhiều phụ nữ Bình Định thường ấp ủ ước mơ triển khai các mô hình chăn nuôi, từ đó cải thiện kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống gia đình. Khát vọng vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới vì thế cũng gắn liền với những mảnh vườn, trại chăn nuôi...

Tuy nhiên, thiếu vốn và kiến thức chuyên môn là những trở ngại chính trên hành trình thực hiện ước mơ của nhiều chị em. Chị Phan Thị Loan Thảo (xã Tây An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) kể: "Chồng làm công nhân, thu nhập không cao, tôi may khẩu trang với trồng thêm hoa màu lặt vặt sau nhà nên kinh tế cũng không ổn định. Bữa giờ nhà tôi bàn nhau đầu tư thêm chuồng để chăn nuôi để tôi phụ lo thêm kinh tế. Nhưng vì thiếu vốn, thiếu kỹ năng chăn nuôi nên đến nay dự định vẫn chưa rõ ràng, gia đình vẫn còn khá khó khăn."

GREENFEED đồng hành cùng ước mơ của phụ nữ nông thôn

Đồng hành với nhiều hộ nông dân, thấu hiểu những vấn đề họ đang gặp phải, đồng thời tận dụng thế mạnh về giải pháp chăn nuôi toàn diện, GREENFEED Việt Nam đã phối hợp với báo Tuổi Trẻ triển khai chương trình "Tiếp Sức Nhà Nông". Khởi động từ năm 2010 với mục tiêu cải thiện sinh kế cho các gia đình tại khu vực nông thôn, chương trình đã hỗ trợ vốn vay không lãi suất cùng tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hơn 2.000 hộ nông dân tại 16 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Tổng nguồn quỹ của chương trình dùng làm nguồn vốn hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho bà con là hơn 50 tỷ đồng, tỷ lệ các gia đình hoàn được vốn đạt 93%. Sau 10 năm, chương trình tiếp tục cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho phụ nữ nghèo nông thôn thông qua việc cung cấp giải pháp chăn nuôi hiệu quả.

Thêm động lực thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi - 1

Nguồn vốn vay không lãi suất tạo điều kiện để nhiều hộ gia đình bắt đầu hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi, từ đó nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Vừa cung cấp sự hỗ trợ tức thời, vừa trao giải pháp thoát nghèo bền vững, chương trình "Tiếp Sức Nhà Nông" đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của cộng đồng, chính quyền các địa phương cũng như các đối tác trên cả nước.

Ngày 20/12, chương trình "Tiếp Sức Nhà Nông" tiếp tục nối dài hành trình của mình khi đến với bốn xã Tây Vinh, Tây An, Bình Tân và Bình Thành, tỉnh Bình Định. Tại đây, chương trình đã trao nguồn vốn không lãi suất cho 40 hộ gia đình, dành tặng 40 suất học bổng cho con em của các hộ gia đình nhận hỗ trợ và có thành tích học tập tốt, tổ chức tập huấn kỹ năng chuyên môn và kiến thức chăn nuôi cho nhiều phụ nữ địa phương.

Thêm động lực thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi - 2

Chương trình "Tiếp Sức Nhà Nông" giúp nhiều chị em tiếp cận kỹ thuật và kiến thức chăn nuôi hiệu quả, khoa học.

Nhận được hỗ trợ từ chương trình, chị Loan Thảo chia sẻ: "Với số vốn hỗ trợ và kiến thức được các anh kỹ thuật GREENFEED hướng dẫn, tôi tin mình có thể thoát nghèo nhờ chăn nuôi. Hy vọng kinh tế gia đình được cải thiện để vợ chồng tôi có thể nuôi con cái học hành thành tài".

Thêm động lực thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi - 3

Chị Loan Thảo nhận hỗ trợ từ GREENFEED và Báo Tuổi Trẻ.

Sau Bến Tre và Bình Định, "Tiếp Sức Nhà Nông" năm 2020 sẽ ghé thăm Hưng Yên và Hải Dương, 2 địa phương cuối cùng trên hành trình hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ nông thôn trong năm nay.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm