Tận mắt chiêm ngưỡng những “siêu xe” cổ trả nghìn đô không bán

(Dân trí) - Là chủ nhân của bộ sưu tập xe cổ lên đến cả trăm chiếc nhưng trong suốt hơn 30 năm sưu tập, “tay chơi” Hiếu Ảnh chưa từng đồng ý bán lại bất cứ chiếc xe nào, kể cả khi người mua có thương lượng đến mức giá hàng chục nghìn đô.

Rất nhiều người khi đi qua một ngôi nhà trên phố Huế đã không khỏi trầm trồ, thán phục chiêm ngưỡng những “siêu xe” cổ có tuổi đời lên đến hơn 50, 60 năm. Trong căn nhà ấy, có đến khoảng chục chiếc xe được cất rải rác ở khắp mọi nơi, từ cửa ra vào, dãy hành lang hay từng khoảng trống trong căn phòng nhỏ. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong bộ sưu tập “khủng” của “dân chơi” Hiếu Ảnh.
Rất nhiều người khi đi qua một ngôi nhà trên phố Huế đã không khỏi trầm trồ, thán phục chiêm ngưỡng những “siêu xe” cổ có tuổi đời lên đến hơn 50, 60 năm. Trong căn nhà ấy, có đến khoảng chục chiếc xe được cất rải rác ở khắp mọi nơi, từ cửa ra vào, dãy hành lang hay từng khoảng trống trong căn phòng nhỏ. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong bộ sưu tập “khủng” của “dân chơi” Hiếu Ảnh.

Với quan niệm và định hướng khá đặc biệt, chỉ sưu tập những chiếc xe cổ có khả năng sử dụng được nên mỗi chiếc xe đều được “dân chơi” chăm chút rất kỹ càng. Chủ nhân bộ sưu tập có hẳn một xưởng chuyên lắp ráp, sửa chữa, chăm sóc cho những “đứa con cưng”. Trong đó, sự xuất hiện của hai chiếc xe ba bánh khơi gợi sự tò mò ở khá nhiều người và bản thân chúng cũng mang những câu chuyện thật đặc biệt. Theo chú Hiếu Ảnh tiết lộ, có nhiều người đã ra giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đô xin mua lại nhưng chú không muốn bán.
Với quan niệm và định hướng khá đặc biệt, chỉ sưu tập những chiếc xe cổ có khả năng sử dụng được nên mỗi chiếc xe đều được “dân chơi” chăm chút rất kỹ càng. Chủ nhân bộ sưu tập có hẳn một xưởng chuyên lắp ráp, sửa chữa, chăm sóc cho những “đứa con cưng”. Trong đó, sự xuất hiện của hai chiếc xe ba bánh khơi gợi sự tò mò ở khá nhiều người và bản thân chúng cũng mang những câu chuyện thật đặc biệt. Theo chú Hiếu Ảnh tiết lộ, có nhiều người đã ra giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đô xin mua lại nhưng chú không muốn bán.

Chiếc Vespa 3 bánh thuộc hàng hiếm ở Việt Nam là một trong những chiếc xe được chủ nhân cưng chiều nhất. Để có được chiếc xe này, chú Hiếu Ảnh đã phải vất vả, lặn lội suốt 7 năm trời và đã có lúc tưởng như vô vọng. Vốn thuộc về một đại gia trẻ ở Đà Lạt, chiếc xe Vespa 3 bánh được cất rất kỹ nên chưa từng có ai nhìn thấy. Về sau, nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè trong hội đua mô tô, chú mới biết được tung tích về người chủ này.
Chiếc Vespa 3 bánh thuộc hàng hiếm ở Việt Nam là một trong những chiếc xe được chủ nhân cưng chiều nhất. Để có được chiếc xe này, chú Hiếu Ảnh đã phải vất vả, lặn lội suốt 7 năm trời và đã có lúc tưởng như vô vọng. Vốn thuộc về một đại gia trẻ ở Đà Lạt, chiếc xe Vespa 3 bánh được cất rất kỹ nên chưa từng có ai nhìn thấy. Về sau, nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè trong hội đua mô tô, chú mới biết được tung tích về người chủ này.

Cũng là một tay chơi xe có tiếng nên vị đại gia trẻ nhất quyết không bán và không đồng ý cho xem xe. Sau cuộc thương lượng thất bại, chú Hiếu Ảnh đành trở về Hà Nội. Nhưng chỉ vài ngày sau, chính người chủ này tự gọi điện, mời chú lên lấy xe với lời nhắn nhủ: “Anh mới thực sự là chủ nhân của nó”. Thì ra, sau khi tìm hiểu và biết về bộ sưu tập của tay chơi Hà Thành, người chủ kia mới quyết định nhượng lại.
Cũng là một tay chơi xe có tiếng nên vị đại gia trẻ nhất quyết không bán và không đồng ý cho xem xe. Sau cuộc thương lượng thất bại, chú Hiếu Ảnh đành trở về Hà Nội. Nhưng chỉ vài ngày sau, chính người chủ này tự gọi điện, mời chú lên lấy xe với lời nhắn nhủ: “Anh mới thực sự là chủ nhân của nó”. Thì ra, sau khi tìm hiểu và biết về bộ sưu tập của tay chơi Hà Thành, người chủ kia mới quyết định nhượng lại.

Chú Hiếu Ảnh cho rằng, có lẽ xưa kia, chiếc xe này chỉ dành cho vua chúa hoặc giới quý tộc sử dụng. Ngay ở thời điểm hiện tại, nó cũng thuộc hàng “khủng”, rất khó tìm thấy chiếc thứ 2.
Chú Hiếu Ảnh cho rằng, có lẽ xưa kia, chiếc xe này chỉ dành cho vua chúa hoặc giới quý tộc sử dụng. Ngay ở thời điểm hiện tại, nó cũng thuộc hàng “khủng”, rất khó tìm thấy chiếc thứ 2.

Nói về chiếc xe 3 bánh còn lại, chú tự hào: “Chiếc Lambro 125 này được sản xuất từ năm 1956 nhưng chưa từng được sửa chữa hay thay một chi tiết nào. Về đến Việt Nam, tôi là người đầu tiên mở những chiếc ốc vít và bắt tay vào sơn sửa, thay thế vài bộ phận đã cũ. Trước đây, hai chiếc xe ba bánh thường được một khách sạn có tiếng ở trung tâm Hà Nội mượn trưng bày vào những dịp quan trọng”.
Nói về chiếc xe 3 bánh còn lại, chú tự hào: “Chiếc Lambro 125 này được sản xuất từ năm 1956 nhưng chưa từng được sửa chữa hay thay một chi tiết nào. Về đến Việt Nam, tôi là người đầu tiên mở những chiếc ốc vít và bắt tay vào sơn sửa, thay thế vài bộ phận đã cũ. Trước đây, hai chiếc xe ba bánh thường được một khách sạn có tiếng ở trung tâm Hà Nội mượn trưng bày vào những dịp quan trọng”.

Hai chiếc xe ba bánh được chú sử dụng để đưa hai cụ thân sinh đi chơi, đi tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Hai chiếc xe ba bánh được chú sử dụng để đưa hai cụ thân sinh đi chơi, đi tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Trong bộ sưu tập hàng trăm chiếc xe độc nhất vô nhị, chiếc xích lô được sản xuất từ năm 1938 có tuổi đời lâu nhất. Tay chơi xe nức tiếng chia sẻ: “Có khá nhiều chiếc xe gặp được và tìm mua được là tình cờ, có thể đó là may mắn, nhưng phần nhiều là do cái duyên của người đam mê xe cổ”.
Trong bộ sưu tập hàng trăm chiếc xe độc nhất vô nhị, chiếc xích lô được sản xuất từ năm 1938 có tuổi đời lâu nhất. Tay chơi xe nức tiếng chia sẻ: “Có khá nhiều chiếc xe gặp được và tìm mua được là tình cờ, có thể đó là may mắn, nhưng phần nhiều là do cái duyên của người đam mê xe cổ”.

Trong một lần vào thăm kho xe của người bạn, chú đã vô tình thấy chiếc xích lô này. Vì đã nằm hàng chục năm trong kho nên nhìn xe rất cũ, hoen gỉ gần hết. Để mua lại chiếc xe quý, chú đã phải đổi một chiếc Sidecar 3 bánh mới tinh. “Thực ra, nếu đem so sánh giá trị hai chiếc xe thì rất khó, bởi chiếc xe kia có thể đổi ra thành tiền, nhưng chiếc xích lô chỉ có giá trị với người hiểu về nó. Thậm chí, nếu có cho không chiếc xe, nhiều người cũng chẳng thèm lấy”, chú cho biết.
Trong một lần vào thăm kho xe của người bạn, chú đã vô tình thấy chiếc xích lô này. Vì đã nằm hàng chục năm trong kho nên nhìn xe rất cũ, hoen gỉ gần hết. Để mua lại chiếc xe quý, chú đã phải đổi một chiếc Sidecar 3 bánh mới tinh. “Thực ra, nếu đem so sánh giá trị hai chiếc xe thì rất khó, bởi chiếc xe kia có thể đổi ra thành tiền, nhưng chiếc xích lô chỉ có giá trị với người hiểu về nó. Thậm chí, nếu có cho không chiếc xe, nhiều người cũng chẳng thèm lấy”, chú cho biết.

Chiếc xích lô được mua về một phần vì bản thân nó đã là một chiếc xe quý, nhưng cũng đồng thời xuất phát từ tấm lòng của một người con. Chú tâm sự thêm, khi sử dụng những chiếc xe ba bánh để dạo phố, bố mẹ chú phải rất vất vả mới trèo lên được. Thì nay, với chiếc xích lô, hai ông bà chỉ cần bước lên là có thể ngồi xuống dễ dàng.
Chiếc xích lô được mua về một phần vì bản thân nó đã là một chiếc xe quý, nhưng cũng đồng thời xuất phát từ tấm lòng của một người con. Chú tâm sự thêm, khi sử dụng những chiếc xe ba bánh để dạo phố, bố mẹ chú phải rất vất vả mới trèo lên được. Thì nay, với chiếc xích lô, hai ông bà chỉ cần bước lên là có thể ngồi xuống dễ dàng.

Một chiếc xe nghìn đô khác mà chú vô cùng tự hào là Peugeot 103 đầu đen được sản xuất hồi những năm 1980, khi nước Pháp vừa mất đi một Nguyên thủ quốc gia. “Để tưởng nhớ ngày này, hãng đã thiết kế đầu xe đen như một cách thể hiện sự tiếc nuối và kính trọng. Khi mới về Việt Nam, chiếc xe đáng giá cả một cơ nghiệp”, chủ nhân bộ sưu tập nhớ lại.
Một chiếc xe nghìn đô khác mà chú vô cùng tự hào là Peugeot 103 đầu đen được sản xuất hồi những năm 1980, khi nước Pháp vừa mất đi một Nguyên thủ quốc gia. “Để tưởng nhớ ngày này, hãng đã thiết kế đầu xe đen như một cách thể hiện sự tiếc nuối và kính trọng. Khi mới về Việt Nam, chiếc xe đáng giá cả một cơ nghiệp”, chủ nhân bộ sưu tập nhớ lại.

Trong xưởng sửa chữa, những chiếc xe khác đang chờ được hoàn thiện và góp phần cho bộ sưu tập thêm đồ sộ.
Trong xưởng sửa chữa, những chiếc xe khác đang chờ được hoàn thiện và góp phần cho bộ sưu tập thêm đồ sộ.

Khi chú lái những chiếc “siêu xe” ra đường, có rất nhiều người hỏi mua. Họ tự đưa ra những giá rất cao nhưng chưa một lần chú gật đầu đồng ý. “Một nguyên tắc bất di bất dịch khác trong việc chơi xe của tôi, ấy là chiếc xe nào đã thuộc về mình thì nhất quyết sẽ không bán, cho dù người mua có đưa ra mức giá cao đến nhường nào. Chỉ có một số rất ít trường hợp tôi đem tặng lại xe cho bạn bè khi sưu tập được những chiếc xe mới hơn ”, tay chơi Hà Thành khẳng định.
Khi chú lái những chiếc “siêu xe” ra đường, có rất nhiều người hỏi mua. Họ tự đưa ra những giá rất cao nhưng chưa một lần chú gật đầu đồng ý. “Một nguyên tắc bất di bất dịch khác trong việc chơi xe của tôi, ấy là chiếc xe nào đã thuộc về mình thì nhất quyết sẽ không bán, cho dù người mua có đưa ra mức giá cao đến nhường nào. Chỉ có một số rất ít trường hợp tôi đem tặng lại xe cho bạn bè khi sưu tập được những chiếc xe mới hơn ”, tay chơi Hà Thành khẳng định.

Hoàng Ngọc