Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tiếp xúc hơn 2% ánh sáng xanh trong phòng đủ ánh sáng vào ban đêm có thể gây hại đến sức khỏe. Chính vì thế vai trò và tác động của ánh sáng nhân tạo đến sức khỏe con người ngày càng được quan tâm.

Ánh sáng nhân tạo và những điều bạn chưa biết

Lửa chính là nguồn ánh sáng nhân tạo đầu tiên trên thế giới, là phát minh của người thượng cổ để xua tan bóng tối từ khoảng hơn 400.000 năm trước công nguyên (TCN). Các nền văn minh cổ đại cũng đã tận dụng phương thức chiếu sáng nhân tạo này dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thay thế củi bằng mỡ động vật (13.000 TCN), sử dụng cây cói để tạo ra đèn cói (Ai Cập - 3.000 TCN), đèn dầu (1.500 TCN), nến làm từ mỡ cừu (100 SCN) và khí gas (đầu thế kỷ 19). Tiêu biểu nhất vào thời kỳ này phải kể đến vào năm 1807, London đã khiến cả thế giới trầm trồ khi biến Pall Mall trở thành con đường đầu tiên trên thế giới được thắp sáng bằng đèn khí gas. 

Cũng vào đầu thế kỷ 19, đèn điện lần đầu tiên được giới thiệu ra thế giới với phát minh ánh sáng hồ quang của Humphrey Davy (1802) và bóng đèn điện sợi đốt của Thomas Edison (1839). Trong vòng hơn 10 thập kỷ, lịch sử đã chứng kiến hàng loạt các phát minh chiếu sáng vĩ đại đã làm thay đổi cả thế giới, không thể không kể đến đèn huỳnh quang (CFL), đèn Neon, tia Laser, v.v.

Tuy nhiên, thành tựu ý nghĩa nhất trong ngành chiếu sáng chính là diode phát quang - hay còn biết đến với cái tên Light Emitting Diode (LED) - công nghệ được phát minh bởi Nick Holonyack, một kỹ sư của General Electric vào năm 1962. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu và các kỹ sư tiếp tục thử nghiệm chất bán dẫn với mục tiêu sản xuất ra nhiều chip LED mang hiệu suất cao và nhiều màu sắc khác nhau. Năm 1994, kỹ sư người Nhật Shuji Nakamura phát minh ra chip LED với ánh sáng xanh, là tiền đề cho rất nhiều dòng đèn LED thương mại được sử dụng rộng rãi ngày nay. Hiện tại, đèn LED được đánh giá là công nghệ chiếu sáng tiết kiệm điện năng nhất trên thị trường. 

Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - 1
Lịch sử hình thành và phát triển của ánh sáng nhân tạo (Image credit: Unios).

Đèn kiến trúc và đèn trang trí

Khái niệm architectural lighting - ánh sáng kiến trúc không còn quá xa lạ với các nhà thiết kế kiến trúc, nội thất và chiếu sáng. Không đơn thuần chỉ hoàn thiện và cải tiến về công nghệ chiếu sáng, các kỹ sư và nhà phát triển sản phẩm cũng dành sự quan tâm không kém đối với sự hiện diện của ánh sáng trong không gian sống. Ba yếu tố quan trọng nhất của ánh sáng trong kiến trúc chính là: Sự thẩm mỹ, công năng và hiệu suất năng lượng. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ LED, thị trường đèn chiếu sáng ngày càng đa dạng với nhiều mẫu mã và kiểu dáng, có thể phân thành hai loại chính: Đèn trang trí và đèn kiến trúc. 

Đèn trang trí

Với những yêu cầu khắt khe về tính thẩm mỹ, đèn trang trí được thiết kế với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng phong phú. Đúng với tên gọi, chúng không chỉ phục vụ cho mục đích chiếu sáng thông thường, mà còn giúp trang trí cho không gian sống, thể hiện rõ cá tính và phong cách của gia chủ. 

Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - 2
Đèn trang trí với mẫu mã và kiểu dáng phong phú (Image credit: Unios).

Đèn kiến trúc

Đèn kiến trúc, trái lại, tập trung vào chất lượng của ánh sáng với các thông số tiêu chuẩn như: Độ trung thực của màu sắc, góc chiếu, hiệu suất chiếu sáng, khả năng tăng giảm cường độ. Bản chất của đèn kiến trúc là kết hợp và làm nổi bật các chi tiết kiến trúc, nội thất; đồng thời thiết lập cảm xúc cho không gian sống. 

Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - 3
Đèn kiến trúc kết hợp và làm nội bật các chi tiết nội thất, kiến trúc (Image credit: Unios).

Con người là trung tâm của ánh sáng

Nếu ở thời kỳ trước, các phát minh và nghiên cứu đều tập trung vào cải thiện chất lượng ánh sáng, thì những thập kỷ gần đây, mọi sự cải tiến đều tập trung vào sức khỏe của con người. Một không gian được tích hợp những sản phẩm chiếu sáng sở hữu công nghệ hiện đại nhất với đa dạng chức năng chưa hẳn sẽ nâng tầm chất lượng cuộc sống nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lý, phù hợp với chu kỳ sinh học của cơ thể; từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc.

Ví dụ, từ 00:00 đến 5:00 sáng, cơ thể sẽ ở giai đoạn ngủ sâu và có nhiệt độ thấp (nhiệt độ cơ thể đạt mức thấp nhất vào khoảng 4:00 sáng). Vào khoảng thời gian này, chúng ta cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với ánh sáng để không làm gián đoạn chu kỳ nghỉ ngơi của cơ thể.

Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - 4
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh học của con người (Image credit: Unios).

Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa ánh sáng và chu kỳ sinh học của con người, từ khóa "Human Centric Lighting - HCL" (Chiếu sáng lấy con người làm trung tâm) đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu trong ngành công nghiệp chiếu sáng. HCL mô phỏng tương tự chu kỳ sinh học để điều chỉnh phản xạ tự nhiên của chúng ta một cách chính xác. Các nhà thiết kế chiếu sáng buộc phải hiểu khái niệm này tác động đến sức khỏe, năng suất và tổng thể của người dùng như thế nào, từ đó có thể thiết lập tốt hệ thống HCL nhằm hỗ trợ các chức năng thị giác và đồng hồ sinh học của chúng ta. Nói một cách đơn giản, ánh sáng từ hệ thống HCL giúp cơ thể biết khi nào cần tỉnh táo và khi nào được phép thư giãn. Phương pháp này là bước tiến mới trong việc thiết kế và sử dụng đèn LED với mục đích hỗ trợ nhịp sinh hoạt của con người, tăng cường sự tập trung, giảm khả năng gián đoạn giấc ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Sống cùng ánh sáng - khi chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - 5
Trải nghiệm sống cùng ánh sáng tại showroom của Unios tại Hà Nội (Image credit: Unios).

Giờ đây, bạn có thể trải nghiệm hệ thống chiếu sáng thông minh và khái niệm HCL này tại các showroom của Unios - hãng đèn chiếu sáng kiến trúc đến từ Australia:

Unios HCM: B2, Canary Tower, Đảo Kim Cương

Unios Hà Nội: E2, Chelsea Residence, 48 Trần Kim Xuyến, Quận Cầu Giấy

Website: unios.com