Rợn người cảnh tù binh bị tra tấn ở nhà tù Phú Quốc

(Dân trí) - Hình ảnh mô phỏng cảnh bị tra tấn dã man tại nhà tù Phú Quốc khiến ai đã tận mắt chứng kiến sẽ không khỏi rùng mình. Tròn 40 năm sau giải phóng, nhà tù Phú Quốc được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Và từ thời điểm này, nhà tù trở thành điểm đến của du khách

Rợn người cảnh tù binh bị tra tấn ở nhà tù Phú Quốc

Năm 1967, chính quyền Sài Gòn cải tạo nhà lao Cây Dừa do thực dân Pháp xây dựng nhằm mục đích giam cầm, tra khảo những cán bộ, cách mạng. Nhà lao Cây Dừa sau đó được đổi tên thành Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay còn gọi Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.

Nhìn từ bên ngoài vào, khu trại tù được bao bọc bởi những hàng rào kẽm gai hơn 10 lớp dày đặc, hệ thống bảo vệ kiên cố. Nhà tù Phú Quốc có 12 khu, được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Đến năm 1972, nhà tù mở rộng thêm 2 khu (13,14) để có thể giam giữ thêm các tù nhân. Mỗi khu được chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù bình/khu.

Ngoài những hàng rào kẽm gai, nhà tù được huy động đội ngũ cai ngục và 3 tiểu đoàn quân cảnh để bảo vệ và canh giữ tù binh. Phía ngoài biển Phú Quốc còn thường xuyên có 1 đoàn hải quân để cảnh giác tù binh vượt ngục.

Nhà tù Phú Quốc được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền Nam, với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc, nhà tù giam giữ hơn 40.000 người nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Phía ngoài cổng nhà tù là những "chuồng cọp ngoài trời" để giam giữ những tù binh phản kháng. Những tù binh bị bắt vào chuồng cọp phải cởi trần nằm trên nền đất nóng bỏng, bị bỏ đói liên tục nhiều ngày.

Bên trong những khu giam giữ là hình ảnh các tù binh bị tra tấn bằng nhiều hình thức từ bỏ vào chảo dầu nóng, bẻ răng, đóng đinh vào đầu...

Sẽ không khỏi rùng mình khi tận mắt nhìn thấy hình ảnh cai ngục trực tiếp dùng đinh nhọn dài hàng tấc đóng vào khớp chân, tay và đầu gối tù nhân. Dã man hơn, có nhiều tù binh bị đóng đinh vào người, thậm chí xuyên hộp sọ.

Dù bị tra tấn dã man nhưng các tù binh cộng sản vẫn bền gan vững chí, tìm nhiều cách để thoát khỏi nơi được ví là "địa ngục trần gian" này. Tù binh tận dụng mọi thứ có thể từ chiếc muỗng ăn cơm, thanh gỗ... để moi đất đào hầm vào đêm khuya. Ròng rã nhiều tháng trời, đường hầm bí mật được hoàn thành giúp các tù binh vượt ngục.

Nhà tù Phú Quốc do thực dân Pháp xây dựng, được ví là địa ngục trần gian.
Nhà tù Phú Quốc do thực dân Pháp xây dựng, được ví là "địa ngục trần gian".
Nhà tù Phú Quốc được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền Nam, với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc, nhà tù giam giữ hơn 40.000 người nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.
Nhà tù Phú Quốc được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền Nam, với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc, nhà tù giam giữ hơn 40.000 người nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.
Mỗi năm, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước tới tham quan nhà tù Phú Quốc.
Mỗi năm, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước tới tham quan nhà tù Phú Quốc.
Nhìn từ bên ngoài vào, khu trại tù được bao bọc bởi những hàng rào kẽm gai hơn 10 lớp dày đặc, hệ thống bảo vệ kiên cố.
Nhìn từ bên ngoài vào, khu trại tù được bao bọc bởi những hàng rào kẽm gai hơn 10 lớp dày đặc, hệ thống bảo vệ kiên cố.
Mỗi lớp hàng rào kẽm gai đều có lính canh và chó nghiệp vụ.
Mỗi lớp hàng rào kẽm gai đều có lính canh và chó nghiệp vụ.
Ngoài những hàng rào kẽm gai, nhà tù được huy động đội ngũ cai ngục và 3 tiểu đoàn quân cảnh để bảo vệ và canh giữ tù binh.
Ngoài những hàng rào kẽm gai, nhà tù được huy động đội ngũ cai ngục và 3 tiểu đoàn quân cảnh để bảo vệ và canh giữ tù binh.
Nhà tù Phú Quốc có 12 khu, được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Đến năm 1972, nhà tù mở rộng thêm 2 khu (13,14) để có thể giam giữ thêm các tù nhân. Mỗi khu được chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù bình/khu.
Nhà tù Phú Quốc có 12 khu, được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Đến năm 1972, nhà tù mở rộng thêm 2 khu (13,14) để có thể giam giữ thêm các tù nhân. Mỗi khu được chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù bình/khu.
Bên trong những khu giam giữ là hình ảnh các tù binh bị tra tấn bằng nhiều hình thức từ bỏ vào chảo dầu nóng, bẻ răng, đóng đinh vào đầu...
Bên trong những khu giam giữ là hình ảnh các tù binh bị tra tấn bằng nhiều hình thức từ bỏ vào chảo dầu nóng, bẻ răng, đóng đinh vào đầu...
Những đòn tra tấn rùng rợn được tái hiện lại ở nhà tù Phú Quốc.
Những đòn tra tấn rùng rợn được tái hiện lại ở nhà tù Phú Quốc.
Tuy nhiên, những tù binh cộng sản luôn phản kháng đối với cái ngục khi có thể.
Tuy nhiên, những tù binh cộng sản luôn phản kháng đối với cái ngục khi có thể.
Trước cổng nhà tù là những chuồng cọp để giam giữ tù binh chống đối.
Trước cổng nhà tù là những "chuồng cọp" để giam giữ tù binh chống đối.
Những tù binh bị bắt vào chuồng cọp phải cởi trần nằm trên nền đất nóng bỏng, bị bỏ đói liên tục nhiều ngày.
Những tù binh bị bắt vào chuồng cọp phải cởi trần nằm trên nền đất nóng bỏng, bị bỏ đói liên tục nhiều ngày.
Dù bị tra tấn dã man nhưng các tù binh vẫn thể hiện sự lạc quan khi dành thời gian chế tạo và chơi các loại nhạc cụ trong tù.
Dù bị tra tấn dã man nhưng các tù binh vẫn thể hiện sự lạc quan khi dành thời gian chế tạo và chơi các loại nhạc cụ trong tù.
Để thoát khỏi nơi được ví là địa ngục trần gian này, các tù binh tận dụng mọi thứ có thể từ chiếc muỗng ăn cơm, thanh gỗ... để đào hầm vào đêm khuya. Ròng rã nhiều tháng trời, một con đường hầm bí mật được hoàn thành giúp các tù binh vượt ngục.
Để thoát khỏi nơi được ví là "địa ngục trần gian này", các tù binh tận dụng mọi thứ có thể từ chiếc muỗng ăn cơm, thanh gỗ... để đào hầm vào đêm khuya. Ròng rã nhiều tháng trời, một con đường hầm bí mật được hoàn thành giúp các tù binh vượt ngục.
Những bàn tay của tù nhân để lại khi đào đường hầm vượt ngục.
Những bàn tay của tù nhân để lại khi đào đường hầm vượt ngục.

Nguyễn Quang