Nửa thế kỷ bị bỏ quên trong... viện tâm thần

Số phận của một bệnh nhân Ấn Độ, ông Machal Lalung có lẽ được coi là bi kịch nhất trong lịch sử các bệnh án của đất nước này. 54 năm trước, Machal Lalung bị “kết án” mắc bệnh động kinh, ông được đưa vào viện tâm thần và rồi... bị bỏ quên tại đó.

Khi ấy Machal Lalung mới 23 tuổi. 54 năm sống trong quên lãng tại một bệnh viện tâm thần của Ấn Độ, và may mắn được các nhân viên thuộc hội bảo vệ quyền con người của Ấn Độ phát hiện ra...

"Chúng tôi không hề biết về chuyện này, và khi được thông báo về trường hợp trên, chúng tôi ngay lập tức tới cứu giúp, - bộ trưởng bộ nội vụ, ông Axam Rokubul Huxein trả lời phỏng vấn của Reuters. Chúng tôi rất cảm thông với số phận của Machal Lalung".

Cho tới giờ, cũng vẫn chưa nắm rõ được chính xác khi nào Lalung bị đưa vào viện tâm thần. Bởi sau hơn nửa thế kỷ, những người đã từng làm việc tại bệnh viện khi ấy đã nghỉ hưu, thậm chí không ít người đã qua đời.

Những nhân viên thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ tìm được một biên bản, trong đó cho biết, vào tháng 8 năm 1967, Lalung được khẳng định là tâm thần. Nhưng sau đó mọi chuyện dường như bị bỏ quên.

"Tôi không nhớ rõ chuyện gì xảy ra khi ấy. Lúc đó tôi cũng mới chỉ là một cậu bé."

54 năm sống trong viện tâm thần, Lalung đã quên mất gia đình mình là gì, gồm những ai, thổ ngữ nơi anh sinh sống thuở bé, và thậm chí cả tên món ăn mà anh hằng yêu thích.

"Tôi không nhận ra nổi nơi mình đã từng sống..., tôi không thể nhớ... Mọi thứ đều đã thay đổi! Chẳng thể nhận ra một cây cầu quen thuộc nào...".

Hiện giờ, Lalung nói, anh chỉ biết ngồi chờ cho tới ngày tận thế của mình "Tôi rất tiếc vì cuối cùng cuộc sống của tôi lại chỉ có vậy... Tôi chỉ biết ngồi chờ cái chết. Trước đây, khi mà tôi nhớ nhà, khi mà tôi cầu mong mọi người cho tôi được trở về..., chẳng một ai buồn nghe tôi."

Tuy vậy, lúc này, Lalung vẫn rất thích được làm vườn, mặc dù sức khỏe của ông không được tốt.

"Tất nhiên, sống với những người điên thật không dễ chút nào. Nhưng dần dần rồi tôi buộc phải quen"- ông cho biết trong buổi trả lời phỏng vấn Reuters. Ông không có bạn bè, không được gần gụi với một người phụ nữ nào: "Có ai muốn cưới một người điên bao giờ đâu!".

"Hiện người thân trong gia đình ông day dứt với câu hỏi: ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong bi kịch này? Liệu có hy vọng gì không?".

"Chúng tôi là dân đen, không biết chữ, sợ hãi tòa án và cảnh sát. Liệu có ai giúp chúng tôi viết thư kêu oan để gửi lên tổng thống hay tới những người có thẩm quyền?"- người cháu họ của Lalung, anh Machala Iurmo Pator bức xúc.

Theo Tiền Phong