Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh

(Dân trí) - Không chỉ thu hút hàng nghìn khách thăm quan đến từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm, những sinh vật lâu đời nhất hành tinh cũng là bí ẩn với các nhà khoa học về tuổi thọ đáng kinh ngạc của chúng.

1. Cỏ biển ở quần đảo Balearic, Tây Ban Nha - 100.000 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 1

Cỏ biển phát hiện ở Quần đảo Balearic ở Tây Ban Nha được cho là sinh vật lâu đời nhất thế giới, có niên đại khoảng 100.000 năm. Cánh đồng cỏ dưới nước này rộng đến 26 kilomet vuông, và là một loại thực vật với hoa và quả.

2. Cây Pando - 80.000 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 2

Rừng cây Pando trong rừng quốc gia Fishlake, Utah, tự hào với một hệ thống rễ có niên đại khoảng 80.000 năm. Đây được cho là thực vật nặng nhất trên thế giới, với hơn 40.000 thân cây, nặng đến 5,9 triệu kg, bao phủ một diện tích 0,42 kilomet vuông. Tuy nhiên, thảm thực vật này được cho là đang bị chết dần cho hạn hán, sự xâm nhập của côn trùng và bệnh tật.

3. Bọt biển ở Nam McMurdo, Nam Cực - 15.000 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 3

Bọt biển núi lửa tìm thấy ở thềm McMurdo, Nam Cực được cho là có tuổi đời khoảng 15.000 năm tuổi. Loài động vật không xương sống này có màu trắng hoặc vàng nhạt, có thể đạt đến kích thước 2 mét chiều dài và 1,5 mét chiều rộng.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khí hậu cực kỳ lạnh ở đáy đại dương làm chậm lại tất cả các quá trình sinh học, dẫn đến tăng tuổi thọ với những miếng bọt biển vốn phát triển với tốc độ nhỏ.

4. Chú rùa Jonathan, Seychelles - 184 tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 4

Chú rùa Jonathan đến sống trên hòn đảo nhỏ của St Helena ở Nam Đại Tây Dương trong thế kỷ 19, khi chú mới… 50 tuổi như một món quà tặng. Sau cái chết của Harriet, một con rùa Galapagos Land 175 năm tuổi, thì vào năm 2005 ở Úc, Jonathan đã được công nhận là động vật đất sống lâu đời nhất trên thế giới khi chú bước vào tuổi 184.

Trong thời gian của mình trên St Helena, chú đã trải qua 28 đời thống đốc Anh. Mặc dù sức khỏe yếu đi vào đầu năm ngoái đã ảnh hưởng đến thị lực và khứu giác của Jonathan, các chuyên gia nói rằng không có lý do gì mà không thể tiếp tục tăng sống thêm rất nhiều năm nữa.

5. Henry the tuatara, Bảo tàng Southland của New Zealand - 120 tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 5

Henry, 120 tuổi, được coi là con tuatara - loài bò sát cổ đại đặc hữu của đất nước New Zealand - sống lâu đời nhất ở đây.

Mặc dù sinh vật này giống với thằn lằn, đây là một phần của một dòng họ khác biệt sống trước khủng long và vẫn sống sót sau sự tuyệt chủng của khủng long. Chú tuatara Henry đã làm cha ở tuổi 111, hiện đang sống tại Bảo tàng và Phòng trưng bày nghệ thuật Southland. Chú nổi tiếng đến nỗi đã được hoàng tử Harry của vương quốc Anh đến thăm quan vào năm 2015.

6. Cây nho cổ, Maribor, Slovenia - 400 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 6

Cây nho cổ được trồng từ cuối thời Trung Cổ, tại thành phố lịch sử Maribor ở Slovenia. Các nhà nghiên cứu xác nhận tuổi đời của cây là 400 năm và nó đã ghi vào kỷ lục Guinness là cây nho lâu đời nhất thế giới vẫn cho quả.

Mỗi năm, cây nho lại cho từ 35 đến 55kg quả nho, được sản xuất thành rượu vang, biếu tặng nhiều quan chức khác nhau, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng.

7. Cây thủy tùng Fortingall, Scotland - khoảng 5.000 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 7

Cây thủy tùng Fortingall trồng tại nghĩa trang của làng Fortingall ở Perthshire, Scotland. Thật khó ước tính tuổi đời thật của nó khi những vòng sinh trưởng hàng năm của nó đã thối rữa. Tuy nhiên, dựa vào chu vi đo được trong năm 1769 các nhà khoa học cho rằng, tuổi của cây có thể lên đến 5.000 năm.

8. Hoa hồng Hildesheim, Đức - 1.000 năm tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 8

Cây hoa hồng Hildesheim, có biệt danh là hoa hồng ngàn năm, mọc bám vào một bức tường của nhà thờ Hildesheim - Di sản thế giới của UNESCO kể từ năm 1985 - ở Đức.

Cây hoa hồng cao hơn 10 mét, được coi là cây hoa hồng sống lâu nhất trên thế giới. Nhà thờ chính tòa bị đánh bom vào năm 1945 trong thế chiến II, nhưng rễ bụi hoa hồng vẫn sống sót và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

9. Cá sấu Muja, vườn thú Belgrade - khoảng 80 tuổi

Những sinh vật sống lâu đời nhất hành tinh - 9

Tại vườn thú Belgrade có một chú cá sấu già Muja - một loại cá sấu Mỹ - là động vật cổ nhất trong sở thú của thủ đô của Serbia. Chú được coi là con cá sấu Mỹ già nhất trên thế giới bị được nuôi nhốt.

Có tuổi đời ít nhất 80 tuổi, Muja là một nhân chứng thầm lặng về lịch sử hỗn loạn của thủ đô của Serbia - chú đã sống sót qua một cuộc chiến tranh thế giới, ba vụ đánh bom Belgrade và cuộc khủng hoảng Balkan vào những năm 1990.

Vườn thú Belgrade - nằm trong bức tường của pháo đài Belgrade ở trung tâm thành phố - gần như bị phá hủy hoàn toàn trong các vụ đánh bom vào năm 1941 và 1944, và rất nhiều động vật của nó bị giết trong thời gian này.

H. N

Theo DailyMail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm