Những “góc khuất” phía sau các thương hiệu hạng sang (kỳ 1)

(Dân trí) - Những thương hiệu hạng sang luôn khiến người ta tò mò bởi sự độc đáo của nó. Tuy nhiên đằng sau những thương hiệu đáng giá hàng chục tỷ đô này cũng có những thăng trầm vượt thời gian.

1. Gucci

Guccio Gucci là người tạo ra Đế chế Gucci. Đó chính là lý do vì sao trên logo của thương hiệu hạng sang này có 2 chữ “G” lồng vào nhau.


Guccio Gucci xây dựng đế chế của thương hiệu hạng sang mang tên mình khi đã bước qua tuổi 41.

Guccio Gucci xây dựng đế chế của thương hiệu hạng sang mang tên mình khi đã bước qua tuổi 41.

Sinh năm 1881, Guccio Gucci là con nối dõi của gia đình làm nghề đồ da. Ông từng là một người thợ rửa bát, một bồi bàn, người khuân vác và là người vận hành thang máy trong một khách sạn tại Anh trước khi khởi nghiệp bằng một cửa hàng làm đồ da nhỏ tại thành phố Florence, Ý. Kể về ý tưởng để xây dựng thương hiệu Gucci lừng danh ngày nay, ông cho biết ông đã gặp các ngôi sao nổi tiếng, như Marilyn Monroe, Frank Sinatra và Winston Churchill trong thời gian làm người vận hành thang máy. Được tiếp xúc với giới quý tộc, Gucci đã có cảm hứng để tạo ra một thương hiệu valy và túi xách hạng sang của riêng mình để dành cho những ngôi sao nổi tiếng, giới lắm tiền nhiều của.


Chất lượng cao cấp luôn là yêu cầu tối quan trọng của cha đẻ của Gucci.

Chất lượng cao cấp luôn là yêu cầu tối quan trọng của "cha đẻ" của Gucci.

Cửa hàng Gucci ban đầu chỉ sản xuất những chiếc túi da cho giới quý tộc cưỡi ngựa. Nhưng rồi chất liệu cao cấp cùng thiết kế gây ấn tượng đã giúp danh tiếng của Gucci được nhiều người biết đến. Từ đó, Gucci mở rộng thêm nhiều dòng sản phẩm. Những chiếc túi bằng quai tre Bamboo là một dấu ấn đặc biệt của Gucci. Vào những năm 1940, khi nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Beniteo Musolini lãnh đạo, chất liệu da thuộc trở nên khan hiếm. Nhà mẫu này tìm cách khắc phục sự thiếu thốn về chất liệu da thời đó bằng một ý tưởng táo bạo dùng chất liệu mới. Ấy vậy mà, sau hơn 60 năm tồn tại, túi xách tre Gucci Bamboo với nhiều biến thể vẫn được xem là sản phẩm độc đáo của nhà Gucci.


Chiếc túi quai tre Bamboo là một dấu ấn đặc biệt của Gucci. Trong hình là túi Gucci Bamboo trong tay Hoàng hậu Paola của nước Bỉ chụp năm 1947.

Chiếc túi quai tre Bamboo là một dấu ấn đặc biệt của Gucci. Trong hình là túi Gucci Bamboo trong tay Hoàng hậu Paola của nước Bỉ chụp năm 1947.

Khởi nghiệp từ thành phố Florence nhỏ bé, với tài năng của mình, Gucci dần mở rộng hình ảnh của mình ra khắp nước Ý. Thời kỳ đỉnh cao của Gucci là những năm 1939 khi ông mở cửa hàng thứ 2 tại Rome và chinh phục kinh đô thời trang Milan năm 1951. Gucci bắt đầu khai phá thị trường Mỹ vào năm 1953 khi mở cửa hàng đầu tiên tại Manhattan, New York. Nhưng đó cũng là năm ông Guccio mất và nhường quyền cai quản hoạt động kinh doanh của Gucci cho 3 người con trai của mình là là Rodolpho, Aldo, Ugo và Vasco.


Chiếc khăn hoa chất liệu lụa cũng là một sản phẩm thành công của Gucci.

Chiếc khăn hoa chất liệu lụa cũng là một sản phẩm thành công của Gucci.

Gucci tiếp tục được vinh danh là thương hiệu thời trang đỉnh cao của nước Ý. Là sự lựa chọn yêu thích của các ngôi sao nổi tiếng, như Jackie O., Grace Kelly, Audrey Hepburn, Gucci liên tiếp xuất hiện trong các bức hình của những nhà quý tộc. Đây cũng là thời kỳ cực thịnh của Gucci. Nhà mẫu này liên tục mở các cửa hàng tại New York, London, Paris, Tokyo… Sự săn đón của giới thượng lưu đã khiến Gucci trở thành một cơn sốt.

Những năm tháng thăng trầm của Gucci bắt đầu khi những bất đồng trong điều hành giữa những người anh em. Năm 1980, khi Gucci giao quyền điều hành cho con trai của Rodolpho là Maurizio Gucci, tức cháu đích tôn của ông Guccio. Nhưng đến năm 1989, người nối nghiệp của Gucci đã rao bán 50% cổ phần của công ty và kể từ đó, Gucci ngày càng lao dốc bởi những kế hoạch chuyển dịch vội vã để đưa ra thị trường các sản phẩm kính râm, nước hoa… và cả các hợp đồng hợp tác kém hiệu quả. Gucci bắt đầu rơi vào khủng hoảng tài chính. Đến năm 1993, Maurizio Gucci tiếp tục bán 50% cổ phần của công ty, đặt dấu chấm hết của truyền thống “gia đình trị” tại Gucci.

Những “góc khuất” phía sau các thương hiệu hạng sang (kỳ 1) - 5
Những “góc khuất” phía sau các thương hiệu hạng sang (kỳ 1) - 6

Sự chấm hết của một đế chế trong gia đình Gucci lại mở ra một chương mới của nhãn hiệu thời trang xa xỉ này. Tom Ford là nhà thiết kế đã nhận trọng trách khó khăn này với vai trò Giám đốc sáng tạo. Tom Ford đã chịu trách nhiệm liên kết các nhãn hiệu vốn đã được mở rộng tràn lan từ trước đó để giúp chúng mang lợi nhuận trở lại.

Nhờ bàn tay tài hoa của Tom Ford, các thiết kế của Gucci trở lại đầy quyến rũ, gợi cảm với những trang phục ôm sát người cùng các hoa ăn gợi cảm, tinh tế. Cơn sốt mới của Gucci bắt đầu từ đó. Giới sành điệu không thể nào bỏ qua các mẫu túi xách, thắt lưng, giày dép và ca-vat của Gucci.

Đến năm 2004, Tom Ford chia tay Gucci để xây dựng danh tiếng cho nhãn hiệu mang tên mình. Gucci đã lựa chọn 3 nhà thiết kế mới.

Mặc dù đã trải qua những thăng trầm trong lịch sử, Gucci vẫn được xem là thương hiệu thời trang hạng sang thành công nhất của Ý, vẫn là một thế lực mạnh trong làng thời trang thế giới. Tính đến tháng 5/2015, Gucci có giá trị 12,4 tỷ USD, là thương hiệu đắt giá thứ 42 trên thế giới.

Khôi Linh