Nếu thạo tiếng Anh và thuộc nhóm 1%, bạn sẽ thấy chú hổ thứ 2

Bích Ngọc

(Dân trí) - Một bài kiểm tra thị giác đang gây sốt trên mạng, thách thức người quan sát tìm thấy "chú hổ ẩn mình" trong bức tranh này. Nếu bạn nhìn ra "chú hổ thứ hai", vậy thì, bạn nằm trong top 1% hiếm có.

Nếu thạo tiếng Anh và thuộc nhóm 1%, bạn sẽ thấy chú hổ thứ 2 - 1

Bài kiểm tra năng lực thị giác này thách thức bạn tìm ra "chú hổ ẩn mình" trong bức tranh (Ảnh: New York Post).

Nếu bạn có thể nhìn ra chi tiết ẩn giấu trong bức tranh này, vậy thì bạn có năng lực quan sát rất ấn tượng. Bài kiểm tra năng lực thị giác này thách thức bạn tìm ra "chú hổ ẩn mình" trong bức tranh.

Thực tế, bức tranh này có hai chi tiết đề cập tới hổ, một chú hổ đã hiện ra rõ ràng, còn một chi tiết nữa ẩn giấu. Sau khi quan sát, bạn đã tìm ra chưa?

Thực tế, bài kiểm tra năng lực quan sát này đã tồn tại từ nhiều năm nay, đến thời điểm này, bài kiểm tra bất ngờ xuất hiện trở lại và gây sốt trên mạng. Bài kiểm tra này "khó nhằn" là bởi trong tranh có nhiều chi tiết gây phân tâm, khiến bạn bị phân tán khả năng tập trung quan sát.

Những bài kiểm tra năng lực quan sát lồng ghép các yếu tố hiệu ứng thị giác thường đưa lại cho chúng ta sự thích thú, bên cạnh đó, những bài kiểm tra dạng này cũng chứa đựng những thông tin quan trọng để phân tích về năng lực của một con người xét theo yếu tố khoa học.

Sự quan sát của một cá nhân phản ánh phần nào cách bộ não của họ vận hành, một bài kiểm tra dựa trên năng lực thị giác có thể ngay lập tức hé lộ nhiều điều về một con người, chẳng hạn như cách họ nhìn nhận, tư duy, phản ứng với môi trường sống xung quanh mình.

Hai nhà nghiên cứu khoa học Kim Ransley và Alex O. Holcombe đến từ trường Đại học Sydney (Úc) từng nhấn mạnh về giá trị của những bài kiểm tra thị giác dạng này trong việc tìm hiểu về cách vận hành của não bộ con người: "Những hiệu ứng thị giác cho thấy rằng con người không tiếp nhận những thông tin từ thực tế một cách đơn giản, thuần túy.

Những bài kiểm tra thị giác có lồng ghép yếu tố hiệu ứng thị giác có thể tiết lộ nhiều điều về cách tư duy của con người, cách con người xử lý thông tin tiếp nhận từ thế giới xung quanh. Thực tế, chính những gì diễn ra bên trong bộ não của chúng ta mới là nền tảng cho rất nhiều bài trắc nghiệm được tạo ra dựa trên yếu tố hiệu ứng thị giác.

Con người không đơn thuần tiếp nhận thông tin từ những gì hai mắt nhìn thấy, bộ não cũng tham gia vào việc quyết định xem từ những gì hai mắt nhìn thấy, có những gì đang thực sự tồn tại trong đời sống xung quanh. Những gì mà đôi mắt nhìn thấy nhiều khi chỉ mang những nội dung mơ hồ, nhưng chính bộ não của con người sẽ đưa ra những nhận định quan trọng sau cùng".

Nếu thạo tiếng Anh và thuộc nhóm 1%, bạn sẽ thấy chú hổ thứ 2 - 2

Dòng chữ "the hidden tiger" (nghĩa là "chú hổ ẩn mình") (Ảnh: New York Post).

Câu trả lời cho bài kiểm tra năng lực thị giác ở trên nằm ở những sọc đen trên mình của chú hổ trong tranh. Những sọc nằm trên mình và chân sau của chú hổ chính là dòng chữ "the hidden tiger" (nghĩa là "chú hổ ẩn mình"). Đây chính là chi tiết ẩn giấu liên quan tới "chú hổ thứ hai" trong tranh.

Theo New York Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm