Mì ăn liền - Những góc nhìn “khách quan”

Dù vẫn hiện diện trên bàn ăn của hầu hết các gia đình Việt, mì ăn liền đã có một thời gian dài phải gánh lấy nhiều “điều tiếng” không hay. Tuy nhiên bàn về món ăn này, gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có cái nhìn thật khách quan, giúp người tiêu dùng tránh cảm giác “hoang mang”, “vừa ăn vừa sợ”.

Nhìn nhận “khách quan” từ chuyên gia

Mì ăn liền từ lâu đã quen thuộc đối với hầu hết các gia đình Việt. Những tô mì nóng hổi sẵn sàng sau 3 phút luôn là lựa chọn hàng đầu cho những buổi sáng vội vã hay những khi đói bụng bất ngờ. Những gói mì còn thường xuyên theo chân nhiều người đi du lịch nước ngoài, theo vận động viên đi du đấu, và thậm chí còn góp mặt trong va li của các chính khách đi công tác… phòng khi thức ăn nơi đến không hợp khẩu vị.

Chuyên gia Vũ Thế Thành, Thạc sĩ Quản trị Chất lượng, Giảng viên An toàn Thực phẩm VASEP cho hay, ông cũng đã làm bạn với mì ăn liền từ khi món này xuất hiện tại Sài Gòn từ cách đây 50 năm. Và hiện, ông vẫn mang theo món ăn này mỗi khi đi công tác sang các nước bạn. Tác giả “Ăn để sướng hay ăn để sợ” hóm hỉnh miêu tả: “Giữa trung tâm quyền lực thế giới, Washington DC, trong một hotel thuộc loại cổ điển, tôi vẫn nấu mì gói mỗi đêm…”

Giữ cho chế độ ăn của mình phong phú và cân bằng, bạn có thể yên tâm thưởng thức mì ăn liền
Giữ cho chế độ ăn của mình phong phú và cân bằng, bạn có thể yên tâm thưởng thức mì ăn liền

Trước những thông tin tiêu cực về mì ăn liền, vị chuyên gia này khẳng định: Tôi thấy mì gói chẳng có gì là hại như tin đồn cả. Vấn đề của mì gói là sự mất cân đối dinh dưỡng, nếu xem mì gói là bữa ăn chính, và ăn thay cơm thì không có lợi.”. Quả thật, chẳng riêng gì mì gói mà bất cứ thực phẩm nào, ngay cả như “thịt bò” hay “cơm” nếu bạn lạm dụng, nếu ăn không cân bằng thì đều không tốt, khiến cơ thể rơi vào tinh trạng mất câ bằng dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, Chuyên gia Thế Thành cũng có nhiều phân tích nhằm minh oan cho mì ăn liền trước những cáo buộc như gây sạn thận, bệnh tim mạch, ung thư… để đi đến kết luận: “Mì gói chẳng tội tình gì phải "cấm tiệt" cả. Ám ảnh mì gói làm chi cho khổ. Ăn cái gì mà cũng nơm nớp ung thư sạn thận, thì tôi e rằng, chết vì stress trước khi chết vì… ăn”.

Cùng quan điểm này, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cũng nhiều lần chia sẻ với người tiêu dùng rằng các tin đồn mì ăn liền gây bệnh hiểm nghèo là không có cơ sở. Những biện pháp “phòng xa” như trụng mì qua một lần rồi mới ăn là không cần thiết, thậm chí không nên vì làm mất đi khẩu vị độc đáo của món ăn này.

Chúng ta cũng cần khách quan hơn với mì gói

Có lẽ sự nhìn nhận khách quan này nên bắt đầu từ “nguồn gốc” cũng như câu chuyện về ý nghĩa nhân văn của mì ăn liền. Bởi lẽ trước khi bị gán ghép với không ít những lời đồn đại thất thiệt thì mì gói từng là phát minh “vĩ đại” của người Nhật, khởi nguồn từ trái tim biết đồng cảm với người dân lao động.

Từ nước Nhật, món ăn này nhanh chóng được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian đầu có mặt ở nước ta, mì ăn liền từng được ví như “cao lương mĩ vị” bởi sự độc đáo trong hương vị của nó. Người ta ăn mì trong tâm thế hạnh phúc của sự “thưởng thức”. Và từ từ món ăn này trở thành ‘tự nhiên như hơi thở” của cuộc sống hiện tại. Bởi ai ai cũng ăn mì, từ trẻ tới già, giàu tới nghèo, phụ nữ hay nam giới…?


Mì ăn liền, món ăn quen thuộc với hầu hết gia đình Việt

Mì ăn liền, món ăn quen thuộc với hầu hết gia đình Việt

Vì thế, trước những tin đồn về mì ăn liền, cũng như nhằm mang đến cho người tiêu dùng cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, nhiều trang tin, báo đài cũng đã tìm hiểu và thực hiện nhiều tin bài, phóng sự cận cảnh về quá trình sản xuất mì ăn liền. Qua đó, nhiều thông tin thú vị về món ăn phổ biến này cũng lần đầu được hé lộ.

Các nhà sản xuất tiên tiến đều có cách riêng để tạo màu, tạo vị ngon cho sản phẩm, ví dụ như: tẩm ướp nước cốt thịt gà vào sợi mì, sử dụng chiết xuất từ nghệ tươi để mì vàng đẹp… Nếu trụng, rửa mì trước khi ăn sẽ vô tình làm mất một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng của sợi mì. Mốt số đơn vị cũng đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với nhiều cách tân nhằm hạn chế transfat, giúp sản phẩm đạt chuẩn No Transfat của FDA Hoa Kỳ.

Thay cho lời kết: Sẽ là không sai khi có một chuyên gia dinh dưỡng từng nói: “Không có thức ăn xấu, chỉ có bữa ăn xấu”. Chỉ cần lưu ý giữ cho chế độ ăn của mình phong phú và cân bằng, các fan hâm mộ của mì ăn liền hoàn toàn có thể gỡ bỏ các “thị phi” và yên tâm thưởng thức món ăn mình yêu thích.

Hà Thu