Mắc bệnh vì quá nhiều người giặt quần áo sai cách

Quá nhiều người giặt quần áo sai cách đã khiến quần áo nhanh cũ, hỏng và máy giặt giảm tuổi thọ… đặc biệt là làm người mặc mắc bệnh.

Mắc bệnh vì gái cưng giặt quần áo sai cách

Nghi ngờ con giặt quần áo sai cách nên chị Bạch Lan (Trương Định, Hà Nội) quyết tìm hiểu nguyên nhân, bởi từ ngày con lớn, chị Lan giao hẳn việc giặt quần áo cho gái cưng. Chị thường nhắc con mỗi khi giặt đồ cần dùng bàn chải chà qua chỗ bẩn, nhất là với đồ lót.

Nhưng mấy lần lấy đồ ra mặc chị có cảm giác không sạch, còn chồng chị kêu vết trà dây vào áo hôm trước không giặt sạch. Hỏi thì con gái bảo “vẫn giặt đúng quy trình”. Cho đến đợt nồm ẩm dài ngày sau khi lấy quần áo vào mặc, con chị bị dị ứng mẩn ngứa ở tay, còn chị bỗng dưng nhiễm… nấm dù rất giữ gìn vệ sinh.

Mắc bệnh vì quá nhiều người giặt quần áo sai cách - 1

Quá nhiều người giặt quần áo sai cách như dồn quần áo nhiều ngày mới giặt

Đầu tiên chị phát hiện ra con gái ngại chà đồ lót nên cứ tương cả vào máy giặt. Tuy máy giặt đã đầy, nó còn cố ấn thêm bộ quần áo nữa. Thế lả thùng giặt đầy ụ, khiến máy quay lặc lè. Máy giặt quay được một lát thì bọt xà phòng phòi đầy ra ngoài – chắc do cho nhiều xà phòng quá, hoặc lại cho nhầm xà phòng giặt tay.

Đợi con giặt và phơi quần áo xong, chị mới bảo con đã giặt quần áo sai cách, như không chà đồ lót và làm sạch các vết các vết bẩn khó tẩy thì quần áo không sạch. Nhà ta phơi đồ trên sân thượng có mái che, nhưng quanh nhà mình toàn dây leo cây to nên vi nấm, vi khuẩn bám vào sinh sôi nảy nở. Vì thế đợt mưa con mới bị dị ứng, mẹ mới mắc bệnh.

Con cho quá nhiều xà phòng, lại nhầm xà phòng giặt máy với giặt tay nên bọt trồi lên thành máy giặt. Bột giặt tay độ tẩy thấp hơn bột giặt máy, nhưng bọt nhiều, tràn qua lồng và có thể làm ẩm máy, mô tơ, phím điện tử.

Chị Lan chỉ vào cái quần đen còn nhiều vết xà phòng sót lại, phân tích cho gái cưng biết là do cho quá nhiều bột giặt, dư cặn bẩn này cố tình phơi sẽ làm vải cứng, hại da người mặc, mẩn ngứa, dị ứng… Giặt quần áo sai cách nên giờ con phải... giặt lại.

Việc con tập trung dồn quần áo bẩn đầy thùng mới giặt sẽ làm quần áo âm iu mấy ngày trong thùng giặt kín, sinh hôi hám và làm quần áo thêm bẩn bởi vi khuẩn da liễu, hô hấp sinh sôi và phát tán rất nhanh, rất mạnh. Còn các vết bẩn ở đồ lót thì máy không giặt sạch, nói gì tới vết bẩn khó tẩy.

Và chị hướng dẫn lại con cách giặt đúng để quần áo mới và bên lâu chứ không nhanh cũ, mau hỏng. Chị khuyên con tuy máy giặt, nhưng cần để mắt trong quá trình giặt để kịp thời xử lý sự cố (nếu máy nóng, có tiếng động lạ… phải dừng giặt ngay). Tuyệt đối không mở máy giặt rồi đi ngủ.

Mắc bệnh vì quá nhiều người giặt quần áo sai cách - 2

Nhiều người giặt quần áo sai cách

Đem chuyện giặt giũ của gái cưng tới cơ quan kể chuyện, mấy em văn phòng trẻ ngớ ra. Té ra các kiểu giặt quần áo sai cách như cho xà phòng nhiều bọt, tống nhiều đồ giặt vào máy, không chà đồ lót, chưa làm sạch vết bẩn khó tẩy… cô nào cũng mắc.

Đã thế để tiết kiệm thời gian, điện, nước nên cứ xả nước, ngâm và hẹn giờ cho máy giặt. Còn kiểu giặt không xử lý ngay các vết bẩn, dùng bột giặt sai, thùng giặt quá tải, vài ngày mới giặt… là thường xuyên.

Chị Lan kêu giời vì kiểu giặt quần áo sai cách của các cô nàng. Theo chị, để quần áo trong thùng lâu thế mồ hôi, vết bẩn cáu lại khó giặt sạch. Ngâm quần áo lâu sẽ nhanh bị rách, bạc màu. Mấy nàng trẻ cãi lại, ngâm lâu bụi bẩn rã ra hết mới giặt sạch…

Mọi người không tin, chị Lan gọi điện và một kỹ thuật viên ở xưởng giặt “tư vấn”. Mới hay ngâm quần áo trong nước xà phòng lâu các hóa chất độc hại (chất tẩy, làm trắng…) sẽ làm vải nhanh mủn rách. Không xử lý chất bẩn trước thì máy giặt khó sạch.

Việc nhồi đầy thùng giặt là không nên, bởi máy cần có khoảng trống cho nước, xà phòng làm sạch vết bẩn và giặt quần áo (loại máy giặt hiện đại có bộ cảm biến chỉnh nước, điện tự động mới cần cho đủ khối lượng quy định để bảo vệ động cơ, tránh rão mòn trục bi), còn tốt nhất nên làm sạch vết bẩn trước khi cho vào lồng giặt.

Nên căn khối lượng quần áo/ lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt (thường quần áo khô bỏ vào khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt). Học cách điều chỉnh mực nước và thời gian giặt đúng (thời gian giặt quá dư thì tốn nước, điện, áo quần nhanh bị sờn hỏng; Mực nước quá ít, thời gian giặt quá ngắn ảnh hưởng tới vận hành máy và chất lượng giặt.

Theo kỹ thuật viên, nhiều người sai lầm là giặt chung quần áo một mẻ mà không biết mỗi chất liệu vải cần chế độ giặt khác nhau:

- Áo khoác, quần cần kéo khóa, cài cúc rồi lộn trái để tránh xước, hỏng, hay rút chỉ trang phục khác.

- Đồ bơi, đồ len nên giặt tay với ít chất tẩy rửa, kẻo giặt máy sẽ bạc màu rất nhanh, dão và tung sợi, rách.

- Vải cao cấp nên giặt nhẹ; Vải cotton, sợi tổng hợp chọn chế độ vừa; Quần áo dày chọn chế độ giặt mạnh.

- Quần áo mỏng hay đồ lót, bạn nên cho vào một chiếc túi để tránh bị rối và hỏng do tốc độ của máy.

- Giặt xong phơi quần áo nên giũ phẳng đồ trước khi móc. Loại cần là lượt nên lộn quần trái khi là tránh hằn nếp là phía sau. Không hong quần áo ẩm trong nhà, nhà tắm vì quần áo sẽ bắt mùi, ẩm lâu, vi khuẩn, vi nấm vẫn tồn tại trong quần áo, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da, lây nhiễm gây dị ứng, bệnh đường hô hấp.

Tiện thể, kỹ thuật viên hướng dẫn mấy chị em mẹo xử lý vết bẩn quần áo. Nếu chất bẩn là:

- Máu: Ngâm quần áo với nước lạnh, giặt tay với xà phòng.

- Dầu mỡ, nhớt: Đổ chất tẩy lên mặt sau vết ố, giặt sạch trước khi cho vào máy.

- Vết bẩn thức ăn, xốt cà chua dùng thuốc tẩy sẽ bị ố vàng. Để giặt sạch nên ngâm khoảng 20 phút rồi hãy bỏ vào lồng.

- Quần áo trắng có thể cho chút tẩy trắng để quần áo trắng sáng hơn (đổ trực tiếp vào máy giặt khi khởi động, hoặc pha loãng hãy đổ vào khi máy đang giặt).

Nên

- Làm sạch hộp chứa xà phòng, nước xả vải… để tránh vi khuẩn xuống lồng giặt.

- Vệ sinh lồng giặt theo định kỳ bằng hóa chất tẩy rửa (Clo, nước javel…) nhưng dấm ăn, chanh tốt hơn.

- Nếu chưa kịp giặt quần áo, hãy treo quần áo ở nơi khô, thoáng. Không nên tấp vào thùng giặt kín.

- Cho quần áo vào giặt nhớ kiểm tra để không có đồ vật kim loại còn sót vì sẽ gây kêu, kẹt máy, làm rách quần áo… thậm chí tắc ống xả nước.

- Khi phơi đồ cần giũ thẳng để quần áo không bị nhàu lúc khô.

Theo Uyển Hương

Báo Gia đình & Xã hội

Mắc bệnh vì quá nhiều người giặt quần áo sai cách - 3

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm