ĐBSCL:

Lũ nhỏ, cả chục nghề “ăn” theo mùa lũ “ở không, rỗng túi”…

(Dân trí) - Những năm lũ đẹp (nước không lớn, không nhỏ), người dân sống bằng những nghề “ăn” theo mùa lũ, như hái bông súng, chở đất thuê, giăng câu, lưới…. “sống khỏe”. Năm nay lũ nhỏ, hàng ngàn người bỗng dưng “thất nghiệp”, nhiều người phải đi làm công nhân, kiếm sống.

Theo kinh nghiệm của bà con vùng lũ, đỉnh điểm mùa lũ ở miền Tây là tháng 9 âm lịch, tại thời điểm này hai con nước lớn nhất là vào ngày 15 và 30 trong tháng. Thế nhưng năm nay đã sắp hết tháng 9 âm lịch nhưng nhiều địa phương vùng hạ nguồn như TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang… nhiều cánh đồng vẫn còn trơ góc rạ, nước lũ không “bò” qua nổi cái bờ mẫu (ranh đất) thấp tè.

Anh Võ Văn Việt – xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, mùa lũ năm nay về trễ và nước rất thấp. Do vậy, cá không lên đồng ruộng sinh sôi, phát triển như mọi năm, làm bà con sống bằng nghề đặt xà đi bắt cá rô đồng như anh em tụi tôi thất thu đáng kể.

Còn anh Nguyễn Văn Hiên – xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ chuyên sống bằng nghề kéo côn cho biết, nước ngoài đồng bây giờ chỉ cao hơn mắt cá nên làm sao có con cá gì mà kéo côn. Vừa rồi, đón đầu mùa lũ, vợ tôi mua 50 con vịt nuôi nhưng việc bắt ốc, bắt cua cho vịt ăn cũng vô vàn khó khăn, phải đổ thêm lúa cho vịt ăn. Xem ra mùa lũ năm nay như mắt trắng rồi.

Anh Phạm Văn Khó - ấp Đông Giang A, xã Đông Bình, huyện Thới Lai cho biết mùa lũ năm rồi, nước cao đến ngực của anh
Anh Phạm Văn Khó - ấp Đông Giang A, xã Đông Bình, huyện Thới Lai cho biết mùa lũ năm rồi, nước cao đến ngực của anh

Riêng bà Nguyễn Thị Nhung – cùng địa phương với anh Hiên cho biết, mùa nước nổi nào cũng vậy, chồng tôi đi chở đất thuê, mỗi ngày cũng kiếm thêm từ 100.000 – 200.000 đồng. Năm nay lũ nhỏ, xuồng, ghe lên đồng không được nên chẳng ai thuê, do vậy vừa rồi ông nhà cùng mấy ông ở xóm đi lên TP Hồ Chí Minh, xin làm công nhân.

Đối với những nông dân chuyên sống bằng nghề bà cậu ở vùng thượng nguồn huyện An Phú (An Giang), huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cũng chẳng khấm khá hơn, hiện có hàng trăm hộ dân cũng “ở không” vì lũ nhỏ. Hộ Trần Thanh Bình – xã Phú Hội, huyện An Phú cho biết, mọi năm cả nhà đi ra đồng nhổ bông súng, hái bông điên điển… vớt ốc, cả ngày cũng kiếm vài trăm ngàn. Năm nay, chẳng kiếm chát gì được từ con nước lũ, tôi đành bỏ xuồng lên bờ xin đi làm phụ hộ, mỗi ngày cũng kiếm hơn 100.000 đồng, sinh sống.

Theo anh Bình và những người dân sống vùng lũ cho biết, mùa lũ miền Tây đến từ khoảng tháng 7 âm lịch và kéo dài đến nửa tháng 10 âm lịch. Theo đó, các cánh đồng không có đê bao sẽ ngập mênh mông nước, ngoài việc nước lũ mang về phù sa bồi đắp cho các cánh đồng lúa thì nước lũ cũng mang về bao nhiêu sản vật thủy sản, hàng chục loại rau đồng tươi tốt mọc khắp nơi. Nhờ đó, mùa lũ tạo ra cả chục việc việc làm cho hàng ngàn người dân, như: nghề giăng câu, lưới; đặt lọp cua,tép; đẩy côn; đặt xà di; đóng đáy cá linh; chở đất thuê; nuôi cá đồng, nhổ bông súng, hái bông điên điển… Nhưng năm nay, hầu hết các nghề đều thất thu, giảm hơn 50% thu nhập so với mùa lũ năm rồi.

Cũng vì lũ nhỏ, bà con trồng lúa, hoa màu đang lo lắng vụ mùa năm tới sẽ khó khăn vì dịch bệnh và chi phí phân thuốc sẽ tăng. Riêng các hộ dân sống bằng nghề “ăn theo” mùa lũ thì thất thu đáng kể, nhiều người bỏ ghe,xuồng, câu lưới… lên bờ tìm công việc khác mưu sinh. Năm sau, họ chờ một mùa lũ đẹp.

 

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang dự báo, ngày 31/10, mực nước tại Tân Châu (sông Tiền) 2.20m thấp hơn báo động I  khoảng 1,3m; mực nước tại Châu Đốc (sông Hậu) 2.14m thấp hơn báo động I khoảng 0,9m. Dự báo trong 5 ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, khu vực hạ nguồn xuống theo triều, khu vực nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên mực nước ít biến đổi.

6-1446282647064

Đã gần hết mùa lũ, nhiều cánh đồng ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ nước lũ chưa "bò" qua nổi cái bờ mẫu (ranh đất)
Những người sống bằng nghề đặt dớt cũng thất thu đáng kể
Những người sống bằng nghề đặt dớt cũng thất thu đáng kể

Lũ nhỏ, nguồn thủy sản cạn kiệt, nhiều nông dân không ngần ngại xúc luôn đàn cá lòng ròng (cá lóc con tỏ bằng đầu đũa ăn) để bán

Lũ nhỏ, nguồn thủy sản cạn kiệt, nhiều nông dân không ngần ngại xúc luôn đàn cá lòng ròng (cá lóc con tỏ bằng đầu đũa ăn) để bán

Nhiều luồng dớn phơi khô như thế này
Nhiều luồng dớn phơi khô như thế này
Lũ nhỏ, đến nghề bắt ốc bươu vàng cũng thất thu
Lũ nhỏ, đến nghề bắt ốc bươu vàng cũng thất thu
Nghề đẩy côn năm nay chỉ ăn nên làm ra ở những cánh đồng thượng nguồn, như An Giang, Đồng Tháp
Nghề đẩy côn năm nay chỉ ăn nên làm ra ở những cánh đồng thượng nguồn, như An Giang, Đồng Tháp
Đặc biệt, nghề chở đất thuê ở TP Cần Thơ, Vĩnh Long... năm nay là ở không, không ai thuê mướn vì ghe, xuồng không xuống đồng được (ảnh minh họa mùa lũ năm rồi)
Đặc biệt, nghề chở đất thuê ở TP Cần Thơ, Vĩnh Long... năm nay là ở không, không ai thuê mướn vì ghe, xuồng không xuống đồng được (ảnh minh họa mùa lũ năm rồi)
Trung bình một ngày, chị Mai cho biết thu mua trên dưới 100kg bông súng, năm nay lũ nhỏ nên lượng mua bán bông súng giảm đi hơn một nửa. 
Trung bình một ngày, chị Mai cho biết thu mua trên dưới 100kg bông súng, năm nay lũ nhỏ nên lượng mua bán bông súng giảm đi hơn một nửa. 
Các loại rau đồng theo mùa lũ, như rau muốn, bông súng... không dồi dào như mọi năm
Các loại rau đồng theo mùa lũ, như rau muốn, bông súng... không dồi dào như mọi năm
Anh Võ Văn Việt – xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết năm nay anh phải bỏ nghề đặt xà di, vì nước quá ít 
Anh Võ Văn Việt – xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết năm nay anh phải bỏ nghề đặt xà di, vì nước quá ít 
Trong lúc đó, nhiều nghề ăn theo mùa lũ cũng điêu đứng vì rơi vào cảnh ế ẩm. Theo các hộ đóng xuồng ở làng nghề xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết sản lượng bán ra năm nay giảm 50%
Trong lúc đó, nhiều nghề "ăn" theo mùa lũ cũng điêu đứng vì rơi vào cảnh ế ẩm. Theo các hộ đóng xuồng ở làng nghề xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết sản lượng bán ra năm nay giảm 50%
Làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) màu lũ năm nay luôn rơi vào cảnh vắng khách như thế này
Làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) màu lũ năm nay luôn rơi vào cảnh vắng khách như thế này
Như gia đình anh Hiên, anh Khó... tận dùng nguồn ốc để nuôi vịt trong mùa lũ nhưng năm nay việc bắt ốc cũng vô cùng khó khăn, đành đổ lúa thêm cho vịt ăn.
Như gia đình anh Hiên, anh Khó... tận dùng nguồn ốc để nuôi vịt trong mùa lũ nhưng năm nay việc bắt ốc cũng vô cùng khó khăn, đành đổ lúa thêm cho vịt ăn.

Nguyễn Hành

 

Lũ nhỏ, cả chục nghề “ăn” theo mùa lũ “ở không, rỗng túi”… - 15

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm