Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng

(Dân trí) - Không gian sống trong lành là tiêu chuẩn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là dân cư sống ở khu vực thành phố nơi ô nhiễm không khí đã lên đến mức báo động. Vậy làm sao hạn chế ô nhiễm ngay trong ngôi nhà của mình để mọi thành viên đều có cơ hội hít thở bầu không khí trong lành và sống khoẻ mạnh.

Những chỉ số qui định mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng an toàn

Hiện nay chúng ta đang sống chung với ô nhiễm không khí, với bụn mịn - nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh mãn tính về phổi, nhiễm trùng và ung thư phổi. Tuy nhiên điều chúng ta không ngờ tới là ô nhiễm đã theo con người vào từng căn phòng, từng ngôi nhà. Theo nghiên cứu của Hội Bảo vệ môi trường Mỹ (United States of Environmental Protection Agency, ô nhiễm không khí trong nhà đôi khi còn cao hơn ngoài trời 2 – 5 lần (1), đặc biệt nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm lại đến từ bụi.

Vì thế, tiêu chuẩn của một không gian sống sạch và chất lượng đầu tiên phải là một ngôi nhà không có những hạt bụi li ti được tích tụ trong vải bọc ghế, màn, gối, lông vật nuôi, côn trùng, phấn hoa, các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại… Đặc biệt, là không có những hạt bụi PM 2.5 siêu mịn có kích cỡ 2,5 micmet vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi gây ra các bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Điều nguy hiểm ở chỗ người già và trẻ em thường dành tới 80 - 90% thời gian ở trong nhà nên trở thành đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm không gian sống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giảm được nồng độ bụi PM2.5 từ 35 microgam/m3 xuống mức 10 microgam/m3 đồng nghĩa với việc có thể giảm khoảng 15% nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí.

Thanh lọc không khí – khó hay dễ?

Để hạn chế bụi gây hại trong nhà, các chuyên gia khuyên nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, chăn đệm và thú nhồi bông, hạn chế dùng thảm, mở cửa sổ để tạo sự thông thoáng và thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Tuy nhiên việc đo lường chất lượng không khí lại khá phức tạp do nhiều loại bụi không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện bằng máy. Nhiều người dân bắt đầu có ý thức mua máy đo chất lượng không khí và lọc khí về lắp đặt. Rất nhiều hãng điện lạnh dân dụng lớn cũng đã nhận thức được nhu cầu này và tung ra các dòng điều hoà nhiệt độ tích hợp chức năng phát hiện bụi ô nhiễm vô cùng hiệu quả.

Từ năm 2018, LG cũng đã giới thiệu mẫu điều hòa APF có kèm tính năng lọc bụi. Các thử nghiệm thực tế trên điều hoà APF cho thấy, khả năng đo và đánh giá chất lượng không khí vô cùng chính xác nhờ bộ phận cảm biến PM 1.0 phát hiện các tác nhân gây hại với kích thước siêu nhỏ, chỉ khoảng 1 micmet (như vi khuẩn, khói thuốc, khí thải xe hơi…). Khi nhấn nút khởi động điều hòa, bộ cảm biến sẽ tự động đo lường mức độ bụi và ô nhiễm trong không khí và hiển thị trên màn hình thông qua 6 màu tương ứng.

Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng - 1
Đèn báo chất lượng không khí trên thân máy LG APF qua 6 màu tương ứng. Màu xanh là báo hiệu không khí trong lành sau khi bụi được lọc.

Trong một thử nghiệm được tiến hành trong phòng kín tại Hà Nội, diện tích khoảng 16m2, nồng độ thực tế bụi đo được lúc 4h chiều ngày nắng như sau: PM2.5 là 49 microgam/m3 và PM10 là 150. Bảng điều khiển trên điều hòa mẫu APF của LG hiện lên cảnh báo màu vàng, tức chất lượng không khí ở mức không thật tốt với sức khỏe.

Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng - 2
Nồng độ bụi trong phòng trước khi bật điều hòa: PM2.5 là 49 microgam/m3, PM10 là 149 microgam/m3 (Được đo bằng thiết bị đo nồng độ bụi chuyên dụng HT9600).

Sau 15 phút bật điều hòa, chỉ số PM2.5 và PM10 đã giảm khoảng 40% ở cả hai chỉ số, còn 30 microgam/m3 với chỉ số PM2.5 và 91 microgam/m3 với chỉ số PM10. Sau nửa tiếng, độ bụi tiếp tục giảm, chỉ số PM2.5 chỉ còn 26 microgam/m3 và PM10 là 78 microgam/m3.

Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng - 3
Sau 30 phút bật điều hòa, thì nồng độ bụi đã giảm gần một nửa ở cả hai chỉ số bụi PM2.5 và PM10.

Thử nghiệm thứ hai được tiến hành với khoảng thời gian 8 tiếng. Khi bắt đầu đo, cửa sổ được mở đảm bảo mức nhiệt và nồng độ bụi thực tế như ban đầu. Chỉ số bụi thực tế đo được vượt ngưỡng an toàn, chỉ số PM2.5 là 57 microgam/m3 và chỉ số PM10 lên tới 911 microgam, ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân có thể do bụi đến từ chung cư đang xây dựng gần đó.

Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng - 4
Cảnh báo đỏ trên điều hòa và nồng độ bụi đo được bằng thiết bị chuyên dụng HT9600 trước khi thử nghiệm khung giờ 8 tiếng: Nồng độ bụi PM10 cao bất thường tới 911 microgam/m3, có thể do bụi đến từ chung cư đang xây dựng gần đó.

Sau 8 giờ chạy điều hòa, chỉ số bụi PM2.5 chỉ còn 4 microgam/m3 và PM10 là 26 microgam/m3. Lúc này, bảng điều khiển hiện thông báo màu xanh, không khí trong phòng an toàn và trong lành.

Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng - 5
Điều hoà tự đo mức độ ô nhiễm và lọc sạch không khí ô nhiễm trong phòng

Sau 8 tiếng, mức độ bụi đo được bằng máy còn rất thấp. Lúc này đèn hiển thị trên điều hòa báo biểu tượng cây màu xanh là không khí an toàn.

Trên thực tế, với điều hoà tích hợp chức năng kiểm tra chất lượng và tự động thanh lọc không khí, không gian sống trong nhà sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ sau một nút nhấn. Với điều hòa APF, chức năng lọc khí còn có thể sử dụng riêng khi không sử dụng điều hòa với nút nhất Air Purify độc lập trên điều khiển. Với mức giá 12,9 triệu cho dòng điều hòa 9000BTU và 14,8tr cho dòng 12000BTU có thể cao với so với phần lớn thu nhập trung bình của người dân, nhưng xét về hiệu quả lọc không khí và khả năng tiết kiệm điện, thì đây lại là thiết bị làm mát và bảo vệ sức khỏe rất đáng để “đầu tư” trong mỗi gia đình.

Điều hoà LG lọc không khí