Chọn nghề giữa đại dịch: Công nghệ thông tin nóng hơn bao giờ hết!
(Dân trí) - Vừa qua, buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến Hóng cùng chuyên gia "Chọn nghề Chất - phất Tương lai" đã cung cấp thông tin chuyên sâu cho các sĩ tử về xu hướng ngành nghề sắp tới. Rất nhiều thí sinh quan tâm tới cơ hội nghề nghiệp của ngành CNTT.
Buổi tư vấn với sự tham gia của 2 vị khách mời là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp: PGS.TS Tâm lý Phạm Mạnh Hà đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, gương mặt thân quen của rất nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh của Bộ Giáo dục, VTV và các trang báo lớn và thầy Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, cũng là chuyên gia tư vấn tuyển sinh lâu năm trên sóng VTV2 cùng nhiều vinh danh đóng góp cho nền giáo dục, ngoài ra còn có sự góp mặt của bạn Bùi Việt Phương - dù mới chỉ là sinh viên năm 3 ngành CNTT nhưng đã có những dấu ấn trong sự nghiệp của mình.
Buổi tư vấn được lên sóng trong bối cảnh các sĩ đang nghỉ dịch tại nhà, đã nhận được hàng nghìn lượt xem cùng hàng trăm câu hỏi tương tác. Những chia sẻ mà 3 vị khách mời mang đến đã cho các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có cái nhìn vừa chuyên sâu, lại vừa thực tế về CNTT - ngành nghề đang đặc biệt thu hút sự quan tâm của phụ huynh và thí sinh trong những năm gần đây.
“Cô Vy” làm chúng ta nhận ra sự “không thể thay thế” của CNTT
“Dịch Corona đang làm xã hội của chúng ta thay đổi: Từ bỏ những thói quen truyền thống để chuyển sang ứng dụng công nghệ trên mọi mặt, từ việc mua đồ ăn, việc họp hành nơi công sở hay việc học cũng đều gắn với từ “trực tuyến””. - Đó là lời nhận định của thầy Chu Tuấn Anh.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà cũng có ý kiến tương tự: “Nếu không có công nghệ số, cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Trong bối cảnh nền kinh tế đóng băng, người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường, tất cả mạch máu của cuộc sống vẫn chảy được là nhờ thông tin và CNTT.”
Ý kiến của cả 2 chuyên gia đều kiến chúng ta nhận thức rõ ràng cái “cơ” trong cái “nguy”, dịch Corona đang hoành hành lại bộc lộ ra xu hướng thay đổi của thời đại số. Sau đại dịch sẽ là thời gian bùng nổ công nghệ, nghề CNTT trở nên nóng hơn bao giờ hết, nhu cầu nhân lực trong ngành CNTT cũng sẽ vượt xa nhiều lần so với các dự báo trước đây hứa hẹn cơ hội việc làm với mức thu nhập cao cho những bạn trẻ đón đầu được xu hướng này.
Nghịch lý nghề CNTT: Việc đi tìm người
Trước khi bắt đầu lựa chọn 1 ngành nghề, câu hỏi đầu tiên được đặt ra luôn là: Liệu theo ngành đó ra trường có dễ tìm việc không? Câu trả lời đối với ngành CNTT lại đầy bất ngờ: Em chỉ cần học tốt, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng dang tay chào đón các em ngay khi chưa tốt nghiệp.
Bùi Việt Phương - hiện đang theo học tại Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị, tuy chưa ra trường nhưng Phương đã tham gia nhiều dự án lớn nhỏ về công nghệ như dự án Techwiz với đối tác Ấn Độ cùng trên dưới 10 dự án cá nhân, hiện tại Phương đang phát triển một dự án hệ thống chăm sóc khách hàng với đối tác Viettel. Phương chia sẻ: “Việc lựa chọn theo đuổi ngành CNTT đối với em là một cái duyên, nhưng trên hết là bản thân nắm bắt được thời thế và nhìn thấy được triển vọng trong nghề này. Thời gian trước, đất nước đang chuyển dịch cơ chế thị trường hàng hóa nên các ngành liên quan đến kinh tế rất được quan tâm, nhưng chỉ vài năm gần đây thôi CNTT đã bắt đầu bùng nổ và tất cả các ngành đều cần có sự hỗ trợ của công nghệ để phát triển. Nhu cầu xã hội tăng cao kéo theo cơ hội việc làm dồi dào cho những người học CNTT như chúng em.”
PGS.TS Phạm Mạnh Hà cũng nhận định trong vòng 5 năm nữa sẽ xuất hiện thêm nhiều nghề mới liên quan đến CNTT với thu nhập ở mức rất cao. Trong thời đại thế giới phẳng, việc trở thành triệu phú không còn là giấc mơ quá xa vời nếu giỏi công nghệ, như câu chuyện về Nguyễn Hà Đông và chú chim Plappy Bird là 1 điển hình. “20 năm làm nghề của tôi chắc gì đã đóng thuế cho đất nước bằng 1 tháng của những bạn trẻ chỉ cần ngồi bên cạnh màn hình máy tính!” - Thầy Hà chia sẻ vui.
Lời khuyên cho các bạn trẻ đang muốn dấn thân vào con đường CNTT
Lứa tuổi lý tưởng nhất để có những ý tưởng sáng tạo cho nghề CNTT là 18-22 tuổi. Do vậy, nếu đã xác định theo học CNTT thì hãy bắt đầu từ cấp 3, hoặc ít nhất từ Đại học năm 1để đảm bảo được trang bị đủ công nghệ và có thể đi thực tập được từ hết năm 2, sẵn sàng bắt nhịp và tỏa sáng khi ra trường.
Hơn nữa, các kỹ năng mềm, ứng dụng các kiến thức thực tế cũng là 1 yếu tố quan trọng cần trau dồi bên cạnh lý thuyết chuyên môn.
Thầy Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Aptech chia sẻ thêm lý do sinh viên của mình luôn được các tập đoàn lớn săn đón: “Tại Aptech, các em được làm đào tạo thành thục 21 công nghệ lập trình - điều được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Aptech cũng liên kết với các tập đoàn lớn trên Thế giới như Microsoft, Oracle,... để đón đầu những công nghệ mới nhất cho sinh viên của mình, cùng với đó các em sẽ được thực hiện các dự án ngay trong các kỳ học. Cuối cùng và cũng rất quan trọng, Aptech chú trọng nâng cao kỹ năng mềm và tiếng Anh cho sinh viên với 2 kỹ năng/học kỳ cùng chương trình học tiếng Anh với giảng viên nước ngoài. Điều này tạo lợi thế vượt trội cho sinh viên Aptech so với sinh viên những nơi khác”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự phù hợp với ngành nghề đang được coi là “hot” nhất này. Để biết mình có tố chất và khả năng hay không, các bạn sĩ tử có thể tham khảo những bài trắc nghiệm năng lực học CNTT chuẩn của 1 số tập đoàn Quốc tế như Aptech đưa ra và có quyết định chính xác trước khi lựa chọn. Tham khảo tại link sau:
https://aptechvietnam.com.vn/sites/default/files/Gmat1_tiengViet_0.pdf
Trong bối cảnh học sinh khối 12 rất “khát” nguồn thông tin tư vấn hướng nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch thì buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến Hóng cùng chuyên gia "Chọn nghề Chất - phất Tương lai" đã cung cấp thông tin tương đối tổng quan và đầy đủ về định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em. Theo đó, Ngành CNTT sẽ là 1 trong những ngành dẫn đầu xu hướng, ngày càng được xã hội coi trọng và sẽ còn phát triển vững mạnh trong thời gian dài, xứng đáng là lựa chọn sáng giá cho các em khi đặt bút vào hồ sơ ứng tuyển Đại học.
Trường Thịnh