Cạnh tranh kinh doanh trong thời đại bùng nổ thông tin
Nhân những ngày Tết năm Đinh Dậu, hãy cùng suy ngẫm về câu chuyện cạnh tranh và đạo đức kinh doanh trong thời đại bùng nổ thông tin.
Nếu như thực phẩm bẩn là nỗi ám ảnh thường ngày thì với giới làm truyền thông nỗi kinh hoàng chính là sự cạnh tranh “không sạch”. Quy luật của kinh tế thị trường là phát triển dựa trên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng nhiều năm qua, thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc gây hoang mang dư luận làm cho người tin dùng mất niềm tin vào thị trường. Không ít chiêu trò đổ vấy, bôi bẩn những sản phẩm sạch, an toàn của các thương hiệu đối thủ cạnh tranh được bày ra.
Trong năm vừa qua, ngành sản xuất nước khát đã phải hứng chịu nhiều tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận ảnh hưởng đến toàn ngành hàng. Từ một vài vấn đề của số ít doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước điều tra và xử lý, những tin đồn này đã làm ảnh hưởng tới cả những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu luôn tuân thủ các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam. Dù doanh nghiệp đã được công bố tuân thủ hoàn toàn pháp luật và tất cả các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm song những tin đồn không có kiểm chứng, các thông tin bẩn vẫn lan tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.
Thương trường là chiến trường. Tuy nhiên, thay vì nghĩ cách “hại lẫn nhau”, các doanh nghiệp hãy nghĩ đến một cuộc chiến mà mỗi thương hiệu tự chiến đấu với chính bản thân mình để tốt hơn. Hãy tự làm khó chính mình, hãy tuân thủ những nguyên tắc chuẩn trong nước cũng như quốc tế về an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, hãy tôn trọng đạo đức kinh doanh. Trên hết, cần mỗi công ty cần có ý thức tôn trọng người tiêu dùng thông qua cam kết về chất lượng sản phẩm và tất cả các hoạt động tuân thủ pháp luật. Đó mới thật sự là cạnh tranh đúng nghĩa và là cuộc chiến thương trường giúp cho thương hiệu phát triển bền vững.
Bởi thực tế, những sản phẩm tốt chắc chắn thu hút người tiêu dùng dù có cố tình bị bôi đen bởi người tiêu dùng ngày nay rất thông thái trong việc chọn lọc và tìm kiếm thông tin liên quan đến quyền lời thiết thực của họ. Vì vậy, việc cố tình “dìm hàng” sản phẩm cạnh tranh dù có thể gây sóng gió cho đối thủ nhưng không bao giờ giúp làm sản phẩm của mình tăng tính cạnh tranh hay được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Đã đến lúc, tất cả các thương hiệu cần rút ra từ những bài học đắt giá rằng quy luật của thị trường, sư hiểu biết của người tiêu dùng và pháp luật sẽ rất nghiêm khắc với sự cạnh tranh không lành mạnh.
Trong những ngày đầu năm mới, là lúc đâu đâu cũng thấy hoa khoe sắc thắm, thị trường Việt Nam cần vang lên một tiếng chuông mạnh mẽ rằng hãy trở thành một thị trường cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng chất lượng dịch vụ chứ không phải vì những chiêu trò kém minh bạch. Mọi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu sạch cho chính mình để cùng cạnh tranh mở rộng và phát triển.