Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa

(Dân trí) - Dù được xếp vào 1 trong số 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới nhưng rùa tai đỏ vẫn được bày bán khá nhiều trước cổng chùa Trấn Quốc (Hà Nội) để phục vụ việc phóng sinh đầu năm mới của người đi lễ, chùa.

Phản cảm cảnh rao bán rùa tai đỏ để phóng sinh ngay trước cửa chùa

Những ngày đầu xuân năm mới, nắm bắt được tâm lý “phóng sinh cầu bình an” của người dân, nhiều tiểu thương tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) đã mang xô chậu đựng: ốc, rùa, cá… bày bán cho người đi lễ. Đáng chú ý, trong số này có cả rùa tai đỏ, loại vật được đánh giá là xâm hại nguy hiểm đến môi trường.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 1

Rất nhiều loại vật như: cá, rùa ốc... được đựng trong các xô chậu phục vụ người đi lễ chùa làm lễ phóng sinh

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 2

Đáng chú ý trong số này có rất nhiều rùa tai đỏ được bày bán

Theo ghi nhận của PV Dân trí, các cá thể rùa được bày bán tại đây có giá dao động từ 15-30 nghìn đồng/ con, rùa lớn có giá từ 150-300 nghìn đồng/ con. Tương tự, cá chép cũng được rao bán với giá từ 5-10 nghìn đồng/ con, chim phóng sinh là 30-50 nghìn đồng/ cặp, ốc dao động từ 50-70 đồng/ chậu.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 3

Các cá thể rùa được bày bán tại đây có giá dao động từ 15-30 nghìn đồng/ con, rùa lớn có giá từ 150-300 nghìn đồng/ con.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 4
Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 5

Dù được xếp là loại xâm lấn có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường nhưng rất nhiều người vẫn bỏ tiền ra mua rùa tai đỏ làm lễ phóng sinh

Rất nhiều người sau khi đi lễ chùa đã bỏ tiền mua cá, ốc, rùa… và phóng sinh trực tiếp xuống hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, sát với khu vực chùa Trấn Quốc. Nhiều người còn mua số lượng lớn rùa tai đỏ, thả ra môi trường.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 6
Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 7

Cảnh bày bán rùa tại khu vực trước cửa Chùa Trấn Quốc

Chia sẻ với PV Dân trí, PGS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về rùa cho biết, rùa tai đỏ có nguồn gốc từ Trung với Nam Mỹ. Đây là loài vật có ngoại hình khá “sặc sỡ” với các đường vân bắt mắt. Những cá thể già hơn có thể sở hữu chiếc mai màu xám tối hoặc đen cùng vài vết đốm. Đặc biệt, hai bên đầu của rùa có hai sọc đỏ rất đặc trưng, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt với các loài rùa bản địa.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 8
Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 9

Rùa tai đỏ có hai sọc đỏ rất đặc trưng giúp dễ dàng phân biệt với các loài rùa bản địa

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 10

Tại nhiều nước trên thế giới đã cấm việc nuôi và thả rùa tai đỏ ra môi trường tự nhiên

Rùa tai đỏ được xếp vào 1 trong số 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. 

“Rùa tai đỏ sinh trưởng rất nhanh, là loại ăn tạp và gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chúng sẽ cạnh tranh thức ăn, lấn át, tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Ở nhiều nước đã ra quyết định cấm nuôi và thả loài rùa này ra tự nhiên", PGS Hà Đình Đức nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, sẽ rất đáng lo ngại nếu người đi lễ chùa thả loài rùa tai đỏ xuống khu vực Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. "Trước mắt hậu quả có thể chưa thấy ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hệ sinh thái tự nhiên tại đây”, PGS Hà Đình Đức khẳng định.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 11
Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 12

PGS Hà Đình Đức khẳng định, sẽ rất đáng lo ngại nếu người đi lễ chùa thả loài rùa tai đỏ xuống khu vực Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây

Trong khi đó, chia sẻ về tục lệ phóng sinh đầu năm mới GS Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết, việc phóng sinh phải xuất phát từ lòng từ bi, mang ý nghĩa làm phước, ban ơn và phải tiến hành một cách tuy duyên. Việc mua rùa rai đỏ, ốc bươu vàng... thả ra ao hồ tự nhiên là hành vi thiếu hiểu biết, làm mất ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sinh. 

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 13
Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 14

Rùa tai đỏ sinh trưởng rất nhanh, là loại ăn tạp và gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

“Phóng sinh là đem đến sự sống mới chứ không phải là gieo rắc mầm mống tai họa, sự chết chóc hay ô nhiễm môi trường. Sinh vật nào cũng có môi trường sống ấy, nếu như thả không đúng môi trường của nó thì suy cho cùng sẽ tạo nên mâu thuẫn giữa các loài, tiêu diệt giữa các loài với nhau. Nếu không hiểu được bản chất của phóng sinh rất dễ tạo ra sự sai lệch và không mang lại bất cứ ý nghĩa nào”, GS Trần Lâm Biền khẳng định.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 15

Phóng sinh hiểu đơn giản là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng.

Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống. Còn việc con chim đang bay trên trời, con cá đang bơi dưới nước mình mua về để phóng sinh thì không phải là làm phước, ban ơn.  

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 16

“Hiện nay, có hiện tượng rất nhiều người đi bắt những con vật đang tự do, bắt xong lại bán cho những người phóng sinh. Điều này khiến những con chim trời đang được tự do ca hát, những con cá đang bơi lội dưới nước trở thành những kẻ nô lệ. Vòng luẩn quẩn “bắt lại rồi thả” khiến những con vật tội nghiệp “chết dần, chết mòn”. Đây là sự “tàn ác” chứ không phải điều tốt.”, Gs Trần Lâm Biền khẳng định.

Cảnh mua bán tấp nập “rùa độc” làm lễ phóng sinh ngay trước cửa chùa - 17

Việc đi lễ chùa, phóng sinh đầu năm mới là nét đẹp văn hóa tuy nhiên theo các chuyên gia tục lệ này ngày nay đang ngày càng bị biến tướng, dẫn đến những ứng xử văn hóa, tâm linh chưa phù hợp

Trong khi đó, Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cũng cho rằng, nhiều người đem phóng sinh các loài rắn độc, rùa tai đỏ - những loài có khả năng sinh sản nhanh, ăn tất cả các loài thủy sinh trong ao, làm phá hủy môi trường nước, đe dọa đến sự sống của các loài sinh vật đang sinh sống trong môi trường đó. Điều này không những làm mất bản chất tốt đẹp của tục lệ phóng sinh mà còn vô tình tiếp tay gây ra những ảnh hưởng xấu cho môi trường, là tác nhân phát tán của các loài xâm nhập vào môi trường bản địa.

“Phóng sinh vốn là nét đẹp trong văn hóa người Việt, có ý nghĩa nhân sinh và góp phần giáo dục con người bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc phóng sinh bừa bãi, thiếu hiểu biết chính là nguy cơ đe dọa sự sống cho các loài động vật hoang dã", bà Dung nói.

Hà Trang

Ảnh, video: Toàn Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm