Cẩn thận với 15 thói quen làm hỏng thận
(Dân trí) - Rất khó để nhận ra thận đang bị hủy hoại vì ngay cả khi bị hỏng đến 80% nó vẫn hoàn thành công việc của mình. Những thói quen phổ biến hàng ngày đang âm thầm gây hại đến thận của bạn, và khi bạn phát hiện ra có điều gì đó không ổn, thường thì đã là quá muộn.
Thận là một cơ quan làm việc chăm chỉ đáng kinh ngạc. Chúng hấp thụ khoáng chất và chất dinh dưỡng, sản xuất hormone, đóng vai trò làm bộ lọc chất độc trong máu, sản xuất nước tiểu…. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những thói quen đang góp phần phá hủy thận của bạn hàng ngày.
1. Uống Soda
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Osaka, Nhật Bản cho thấy uống từ 2 lon soda (kiêng hoặc thông thường) mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thận. Nghiên cứu thực hiện trên 12.000 người thường xuyên uống soda, đã tìm thấy protein trong nước tiểu của họ - đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận. Tuy nhiên, phát hiện sớm có thể giúp điều trị khỏi bệnh.
2. Thiếu vitamin B6
Chức năng thận phụ thuộc vào một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn có chứa các chất dinh dưỡng nhất định. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Maryland, sự thiếu hụt vitamin B6 làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Để thận hoạt động tốt, một người cần phải có ít nhất là 1,3 mg vitamin B6 trong chế độ ăn mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 nhất là cá, gan bò, khoai tây, rau có bột, đậu xanh và trái cây không có múi.
3. Hút thuốc
Có lẽ không có gì quá ngạc nhiên khi biết rằng hút thuốc lá có liên quan đến xơ vữa động mạch - sự thu hẹp và xơ cứng mạch máu. Việc này ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đi đến tất cả các cơ quan chính của cơ thể, bao gồm cả thận. Theo một nghiên cứu đã công bố, chỉ cần hút 2 điếu thuốc mỗi ngày là đủ để tăng gấp đôi số lượng của các tế bào nội mô hiện diện trong máu của bạn. Đây là một dấu hiệu của tổn thương động mạch.
4. Thiếu tập thể thao
Một cách tốt để bảo vệ thận của bạn là tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu toàn diện được công bố vào năm 2013 trên Tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kì, nhận thấy rằng những phụ nữ sau mãn kinh tập thể thao đều đặn giảm đến 31% nguy cơ phát triển sỏi thận.
5. Thiếu Magiê
Magiê giúp làm chậm sự hấp thu canxi. Nếu không có đủ magiê, cơ thể chúng tôi sẽ bị “quá tải” canxi và phát triển sỏi thận. Để ngăn chặn điều này, bạn cần bổ sung magie vào thực đơn hàng ngày của mình bằng một số loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu hoặc quả bơ.
6. Ngủ gián đoạn
Theo tiến sĩ Michael Sole, giáo sư tim mạch của Đại học Toronto, mô thận được tái tạo vào ban đêm khi chúng ta ngủ. Vì vậy, nếu giấc ngủ của bạn liên tục bị gián đoạn thì thận sẽ bị thiệt hại trực tiếp.
7. Không uống nước đủ
Một trong những điều quan trọng để thận hoạt động là phải đủ nước. Nếu không, các độc tố bắt đầu tích tụ trong máu vì không có đủ chất lỏng để đưa chúng qua thận. Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kì khuyên bạn nên uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Để kiểm tra xem mình có uống đủ nước không, bạn có thể xem nước tiểu. Nếu có màu sáng tức là đủ nước, nếu nước tiểu màu sẫm, bạn nên uống thêm nước nhiều hơn.
8. Không đi tiểu ngay khi có nhu cầu
Khi bạn thấy buồn tiểu, bạn nên đi luôn ra nhà vệ sinh. Rõ ràng là không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong tình trạng không thể đi ngay khi có nhu cầu nhưng nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu, bạn sẽ làm tăng áp lực của nước tiểu lên thận, dẫn đến suy thận hoặc tình trạng không thể kiểm soát.
9. Quá nhiều muối trong chế độ ăn
Muối là một chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng nó có thể gây ra thảm họa khi sử dụng quá liều lượng. Quá nhiều natri làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận. Liều lượng cho phép là 5,8gr mỗi ngày.
10. Không uống các loại thuốc cần thiết
Nếu bạn bị cao huyết áp và / hoặc bệnh tiểu đường loại 2, hai loại bệnh rất phổ biến hiện nay thì bạn nên sử dụng thuốc điều trị bệnh. Hai loại thuốc này giúp giảm huyết áp và kiểm soát mức độ insulin. Vì thế, nếu bạn bỏ uống, thận của bạn gần như sẽ bị tổn thương.
11. Tiêu thụ quá nhiều protein
Theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Harvard, quá nhiều protein trong chế độ ăn uống có thể gây ra ảnh hưởng đến thận. Khi chúng ta tiêu hóa protein, cơ thể sản xuất ra amoniac - một chất độc mà thận rất vất vả để vô hiệu hóa. Điều này có nghĩa, bạn càng ăn nhiều protein, thận càng phải làm việc nặng nhọc hơn khiến dễ dẫn đến bệnh suy thận.
12. Không điều trị các nhiễm khuẩn thông thường
Hầu hết chúng ta thường xuyên bỏ qua việc điều trị một cơn cảm lạnh hoặc cảm cúm, khiến cơ thể cơ thể bị đẩy dần đến bờ vực của kiệt sức. Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người không nghỉ ngơi hoặc điều trị các nhiễm khuẩn thường hay gặp rắc rối với bệnh thận.
13. Uống quá nhiều rượu
Các độc tố trong rượu không chỉ gây tổn hại cho gan, mà còn suy giảm chức năng thuận. Theo Tổ chức sức khỏe thận của Úc và Quỹ Thận của Mỹ, một trong những cách tốt để tránh suy thận đang uống rượu ở mức độ vừa phải.
Ng. TA
Theo B-M