Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ dát vàng “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam

(Dân trí) - Bước vào gian phòng trưng bày của nghệ nhân Phạm Đạt nằm ở xóm 5, làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), không ít người phải choáng ngợp trước sự công phu và tráng lệ của 3 bộ đồ gốm tinh xảo. Đặc biệt, một trong ba bộ sưu tập đó vừa được xác lập kỷ lục độc đáo nhất Việt Nam.

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ dát vàng được xác lập kỷ lục Việt Nam

Được biết, gia đình nghệ nhân Phạm Đạt đã có 3 đời làm nghề gốm. Anh là cháu trai của cụ Cửu Huỳnh - người đầu tiên được phong danh hiệu nghệ nhân gốm thời kỳ Đông Dương. Chính vì thế, cái hơi nồng đượm nhưng giản dị của đất, cái sắc màu lung linh, mê hoặc của men từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức anh.
Được biết, gia đình nghệ nhân Phạm Đạt đã có 3 đời làm nghề gốm. Anh là cháu trai của cụ Cửu Huỳnh - người đầu tiên được phong danh hiệu nghệ nhân gốm thời kỳ Đông Dương. Chính vì thế, cái hơi nồng đượm nhưng giản dị của đất, cái sắc màu lung linh, mê hoặc của men từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức anh.

Mới đây, nghệ nhân Phạm Đạt đã chế tác thành công 3 bộ gốm Phúc Lộc, Bảo An và Hưng Thịnh. Nhưng nổi bật và thu hút du khách thập phương hơn cả, có lẽ là bộ Phúc Lộc được bày ngay thẳng lối ra vào. Bộ sưu tập gây ấn tượng với màu men lam chàm quý phái, đặc biệt khi nhìn kỹ sẽ thấy có chút ánh kim.
Mới đây, nghệ nhân Phạm Đạt đã chế tác thành công 3 bộ gốm Phúc Lộc, Bảo An và Hưng Thịnh. Nhưng nổi bật và thu hút du khách thập phương hơn cả, có lẽ là bộ Phúc Lộc được bày ngay thẳng lối ra vào. Bộ sưu tập gây ấn tượng với màu men lam chàm quý phái, đặc biệt khi nhìn kỹ sẽ thấy có chút ánh kim.

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ dát vàng “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam - 3
Nghệ nhân Phạm Đạt khẳng định, các sản phẩm được làm theo lối thuần Việt chứ không bị ảnh hưởng Trung Quốc. Dễ thấy nhất, nhiều món đồ hiện nay chỉ dán đề can hoặc sử dụng con lân để trang trí, nhưng các sản phẩm làm theo công nghệ truyền thống lại được đắp nổi họa tiết và sử dụng tượng con nghê – con vật tưởng tượng chỉ có ở Việt Nam.
Nghệ nhân Phạm Đạt khẳng định, các sản phẩm được làm theo lối thuần Việt chứ không bị ảnh hưởng Trung Quốc. Dễ thấy nhất, nhiều món đồ hiện nay chỉ dán đề can hoặc sử dụng con lân để trang trí, nhưng các sản phẩm làm theo công nghệ truyền thống lại được đắp nổi họa tiết và sử dụng tượng con nghê – con vật tưởng tượng chỉ có ở Việt Nam.

Nói về điều đặc biệt trong bộ Hưng Thịnh, nghệ nhân cho rằng sự kết hợp tinh tế giữa dòng men lam cổ với vàng ròng không chỉ đem lại sự xa hoa, uy quyền, tạo cảm giác linh thiêng mà còn chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nói về điều đặc biệt trong bộ Hưng Thịnh, nghệ nhân cho rằng sự kết hợp tinh tế giữa dòng men lam cổ với vàng ròng không chỉ đem lại sự xa hoa, uy quyền, tạo cảm giác linh thiêng mà còn chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vừa qua, bộ sưu tập này đã được cấp bằng xác lập kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”. Để hoàn thiện bộ gốm gồm 42 tác phẩm, nghệ nhân Phạm Đạt và các thợ thủ công đã phải làm việc ròng rã 180 ngày và trải qua gần 30 công đoạn.
Vừa qua, bộ sưu tập này đã được cấp bằng xác lập kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”. Để hoàn thiện bộ gốm gồm 42 tác phẩm, nghệ nhân Phạm Đạt và các thợ thủ công đã phải làm việc ròng rã 180 ngày và trải qua gần 30 công đoạn.

Với ý nghĩa đem lại sự hưng khởi – thịnh vượng, bộ sưu tập Hưng Thịnh là tác phẩm sử dụng dòng men rạn cổ được phục chế từ thế kỷ 16. Bộ gốm này có cặp lộc bình cũng được cấp bằng xác lập kỷ lục gốm men rạn cổ cao nhất Việt Nam (với chiều cao 2m2).
Với ý nghĩa đem lại sự hưng khởi – thịnh vượng, bộ sưu tập Hưng Thịnh là tác phẩm sử dụng dòng men rạn cổ được phục chế từ thế kỷ 16. Bộ gốm này có cặp lộc bình cũng được cấp bằng xác lập kỷ lục gốm men rạn cổ cao nhất Việt Nam (với chiều cao 2m2).

“Tuy đã có nhiều gia đình ở Bát Tràng phục chế dòng men rạn thành công, nhưng tùy theo công thức của mỗi người mà chất lượng sản phẩm cũng có sự khác nhau. Có thể tự tin khẳng định, gia đình tôi sở hữu dòng men có tỷ lệ rạn đều và đẹp nhất, nghệ nhân Phạm Đạt chia sẻ.
“Tuy đã có nhiều gia đình ở Bát Tràng phục chế dòng men rạn thành công, nhưng tùy theo công thức của mỗi người mà chất lượng sản phẩm cũng có sự khác nhau. Có thể tự tin khẳng định, gia đình tôi sở hữu dòng men có tỷ lệ rạn đều và đẹp nhất", nghệ nhân Phạm Đạt chia sẻ.

Thực chất, đây không phải những vết rạn thông thường mà chúng xuất hiện theo dạng xoáy vào trong.
Thực chất, đây không phải những vết rạn thông thường mà chúng xuất hiện theo dạng xoáy vào trong.

Bởi sản phẩm là hàng thủ công nên cần sự tỉ mỉ mới tạo ra giá trị và sự độc đáo. Để hoàn thiện một bộ sưu tập phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiêu tốn đến hàng tỉ đồng. Tuy có mức giá bán ra khá cao, nhưng anh Đạt tiết lộ, đã có vài người quan tâm và đặt làm theo tác phẩm nguyên mẫu.
Bởi sản phẩm là hàng thủ công nên cần sự tỉ mỉ mới tạo ra giá trị và sự độc đáo. Để hoàn thiện một bộ sưu tập phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiêu tốn đến hàng tỉ đồng. Tuy có mức giá bán ra khá cao, nhưng anh Đạt tiết lộ, đã có vài người quan tâm và đặt làm theo tác phẩm nguyên mẫu.

Bộ sưu tập cuối cùng, Bảo An, là tác phẩm được chế tác từ dòng men rạn cổ kết hợp với vàng ròng, ý nghĩa mang lại sự bình an, may mắn. Màu sắc của bộ gốm nhìn vào rất êm và nhã nhặn.
Bộ sưu tập cuối cùng, Bảo An, là tác phẩm được chế tác từ dòng men rạn cổ kết hợp với vàng ròng, ý nghĩa mang lại sự bình an, may mắn. Màu sắc của bộ gốm nhìn vào rất êm và nhã nhặn.

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ dát vàng “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam - 12
Mỗi bộ sưu tập gồm 42 tác phẩm được chế tác tuân thủ nghiêm ngặt thuận theo yếu tố ngũ hành, chuẩn kích thước lỗ ban thuộc các cung tốt. Ba bộ sưu tập này phù hợp trưng bày với các không gian tâm linh lớn hoặc đặt ở những địa danh linh thiêng như đình, đền, chùa, phủ.
Mỗi bộ sưu tập gồm 42 tác phẩm được chế tác tuân thủ nghiêm ngặt thuận theo yếu tố ngũ hành, chuẩn kích thước lỗ ban thuộc các cung tốt. Ba bộ sưu tập này phù hợp trưng bày với các không gian tâm linh lớn hoặc đặt ở những địa danh linh thiêng như đình, đền, chùa, phủ.

3 bộ gốm được nghệ nhân Phạm Đạt làm tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế tác. “Đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những vùng đất linh thiêng. Tôi quan niệm rằng, vì đất quý được hoà quyện với nước phù sa sông Hồng, nên khi nung lửa sẽ như được phủ lên mình lớp men bí quyết gia truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại, nghệ nhân tiết lộ.
3 bộ gốm được nghệ nhân Phạm Đạt làm tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế tác. “Đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những vùng đất linh thiêng. Tôi quan niệm rằng, vì đất quý được hoà quyện với nước phù sa sông Hồng, nên khi nung lửa sẽ như được phủ lên mình lớp men bí quyết gia truyền của ông cha từ ngàn năm truyền lại", nghệ nhân tiết lộ.

Nói về công đoạn dát vàng, cô Lê Thị Hậu – nghệ nhân dát vàng làng Kiêu Kỵ cho biết: “Vàng vốn rất mỏng nên chúng tôi phải kì công dát từng chút một. Trước hết, phải đợi khô sơn lót rồi mới có thể bắt tay vào làm. Tính ra trung bình, 1 bộ gốm dát vàng cần sử dụng khoảng hơn 3 cây vàng mới hoàn thiện”.
Nói về công đoạn dát vàng, cô Lê Thị Hậu – nghệ nhân dát vàng làng Kiêu Kỵ cho biết: “Vàng vốn rất mỏng nên chúng tôi phải kì công dát từng chút một. Trước hết, phải đợi khô sơn lót rồi mới có thể bắt tay vào làm. Tính ra trung bình, 1 bộ gốm dát vàng cần sử dụng khoảng hơn 3 cây vàng mới hoàn thiện”.

Hoàng Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm