Bất ngờ trước tác dụng của những đồ vật thông thường lúc nguy cấp
(Dân trí) - Bạn có thể tận dụng điện thoại và ánh sáng mặt trời khi bị lạc hoặc kết hợp cục pin với giấy gói kẹo cao su để tạo ra lửa.
Theo Bright Side, ở Mỹ, khoảng 240 triệu cuộc gọi số khẩn cấp 911 mỗi năm, tương đương với hơn 600.000 cuộc gọi mỗi ngày. Trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể ứng biến bằng những vật dụng thông thường để tăng cơ hội sống sót.
Dưới đây là mẹo sử dụng bảy đồ vật thông thường trong tình huống nguy cấp.
1. Ghế văn phòng
Khi một vật lạ kẹt trong đường thở (như khí quản, họng…) có thể gây cản trở hoặc chặn đường thở.
Trong trường hợp một người bị ngạt thở do dị vật đường thở, mọi người xung quanh có thể sử dụng thủ thuật Heimlich cấp cứu. Người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, vòng tay ra phía trước nạn nhân. Sau đó nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm lên bàn tay phải, áp sát vào vùng bụng trên rốn rồi nhanh chóng giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Người sơ cứu có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho đến khi dị vật bị đẩy ra ngoài.
Trong trường hợp chỉ có một mình, bạn có thể sử dụng phần lưng ghế văn phòng để thực hiện động tác đẩy dị vật ra ngoài. Tì phần bụng trên rốn lên phần lưng ghế, tự vòng tay qua bụng và giật mạnh vòng tay. Điều này sẽ tạo ra lực đẩy tương tự như có người sơ cứu.
2. Tai nghe hoặc dây sạc
Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng cách dùng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào phần cơ thể bị thương. Trong trường hợp không có garo, người bị thương có thể dùng dây tai nghe hoặc dây sạc thay thế.
Đặt một miếng vải lên vết thương. Dùng dây tai nghe hoặc dây sạc buộc chặt hai đầu của vết thương để ngăn máu ngừng chảy. Người được cầm máu cần đến trung tâm y tế trong vòng 2 giờ.
3. Điện thoại
Bạn có thể sử dụng màn hình điện thoại để phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Từ khoảng cách xa, điện thoại của bạn trông giống như đèn pin.
4. Pin và giấy bọc kẹo cao su
Nếu ở nơi hoang dã, cần lửa nhưng không có diêm hoặc bật lửa trên tay, bạn có thể thay thế bằng một chiếc pin AA và giấy bọc kẹo cao su.
Cắt vát chéo, hẹp ở phần giữa của tờ giấy bạc. Sau đó, gắn mỗi đầu giấy bạc vào hai cực âm, dương của cục pin để tạo ra dòng điện nhỏ. Tờ giấy bạc sẽ bốc cháy.
5. Quần jeans
Trong trường hợp bị rơi xuống nước mà không có phao cứu sinh, quần jeans có thể là cứu cánh kịp thời. Buộc chặt hai ống quần jeans, kéo phần cạp quần lên trên bề mặt nước để bơm đầy không khí. Giữ chặt cạp quần để không khí không thoát ra ngoài khiến chiếc quần phồng lên. Bạn có thể chui đầu vào giữa hai ống quần và sử dụng nó như phao cứu sinh.
6. Ga trải giường
Nếu cần thoát khỏi toà nhà cao hơn 2 tầng và lối thoát duy nhất là cửa sổ hoặc ban công, hãy sử dụng ga trải giường. Buộc một đầu của ga vào khung giường hoặc một vật chắc chắn. Dùng một chiếc ga khác làm thắt lưng và buộc chúng lại.
Khi trèo ra ngoài, hãy đặt một chiếc gối ở bệ cửa sổ để tránh ma sát làm rách vải.
7. Bảng mạch
Bạn có thể tạo mũi tên hoặc vật sắc nhọn từ bảng mạch cũ. Vì được làm bằng kim loại, bảng mạch hơi khó cắt và tạo hình. Tuy nhiên một khi được “mài dũa”, nó sẽ biến thành vũ khí hữu ích.
8. Vỏ lon
Bạn có thể làm bếp di động từ một cái lon. Dùng dao cắt bỏ nắp lon và cắt dọc thân lon những đoạn dài khoảng 5 cm.
Gập một nửa những đoạn cắt vào trong bụng lon làm giá đỡ dụng cụ nấu ăn. Phía dưới lon, khoét một lỗ để cho que củi vào đánh lửa.