7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải

(Dân trí) - Trong suốt những năm nấu nướng của mình, chắc chắn bạn đã nghe rất nhiều lần những lời khuyên: “Mật ong không bao giờ hết hạn”, hay “Dùng nước để kiểm tra trứng ung”. Thế nhưng liệu những điều này có đúng?

Dưới đây là những niềm tin ngớ ngẩn đã lưu truyền rất lâu giữa các bà nội trợ. Bạn đã tin bao nhiêu điều?

1. Kiểm tra trứng hỏng bằng cách thả vào cốc nước

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 1

Chắc chắn đây là điều mà hầu như bà nội trợ nào cũng sẵn sàng rỉ tai nhau. Nghe có vẻ rất hợp lý, dựa trên suy nghĩ rằng, khi phôi phát triển thì túi khí bên trong cũng phát triển theo, nên nếu quả trứng nổi bập bềnh trên mặt nước, chứng tỏ nó đã để rất lâu, còn những quả chìm hẳn xuống là trứng mới.

Tuy nhiên, một quả trứng hỏng không cần đến bài kiểm tra này. Nếu nó không thể ăn được, bạn sẽ thấy ngay điều đó. Marianne H. Gravely, chuyên gia thông tin kỹ thuật cao cấp của Hoa Kỳ đã giải thích rằng, thông thường quả trứng nào cũng nổi, nếu  nó trông bình thường thì cho dù đã để lâu, nó cũng không khiến bạn bị ốm khi ăn. Chưa kể, một quả trứng với túi khí lớn hơn sẽ dễ bóc vỏ sau khi luộc hơn trứng  mới.

2. Cho muối vào nước sẽ khiến nước sôi nhanh hơn

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 2

Điều này được lý giải vì muối làm giảm điểm sôi của nước. Nhưng thật sự, muối không làm nước sôi nhanh hơn mà còn ngược lại. Muối làm tăng nhiệt độ sôi của nước. Nó gọi là “Độ cao điểm sôi”, xảy ra khi bất kì một thứ gì đó bị hòa tan trong dung môi thuần khiết, không chỉ với muối và nước. Do đó, bạn chỉ cần cho muối vào canh khi nước đã sôi để nêm nếm cho hợp lý hơn mà không cần cho từ trước.

3. Ném sợi mì spaghetti vào tường để xác định mì chín hay chưa

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 3

Nguồn gốc của niềm tin này không rõ từ đâu đến nhưng nó khá phổ biến. Chắc hẳn mọi người cho rằng khi sợi mì chín mềm, nó sẽ dễ dàng bám dính vào bề mặt tường. Tuy nhiên, sơi mì spaghetti thường mềm ở bên ngoài nhưng lại vẫn rắn ở phần lõi bên trong. Chưa kể việc sợi mì quá chín có thể làm bẩn bức tường nhà bếp của bạn. Thay vào đó hãy cấu đôi sợi mì để kiểm tra.

4. Espresso có nhiều caffeine nhất

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 4

 Có thể vì hương vị đậm đặc của Espresso, người ta thường giả định rằng nó chứa nhiều caffeine nhất trong các loại. Tuy nhiên trên thực tế, Espresso lại có ít caffeine nhất trong các loại đồ uống phổ biến chứa caffeine. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, cho dù hàm lượng caffeine là bao nhiêu, bạn không cần phí công thay đổi thói quen buổi sáng của mình nếu một tách cà phê yêu thích thật sự giúp bạn minh mẫn và làm việc hiệu quả hơn.

5. Mì chính gây đau đầu

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 5

Mì chính là một loại muối natri có trong rất nhiều thực phẩm nhưng lần đầu được chiết xuất từ tảo bẹ và được xác định là nguồn gốc của hương vị “umami”. Đầu bếp khắp nơi trên thế giới đã bổ sung thực phẩm giàu umani vào thực đơn của mình trong cả thời gian dài, giống như Parmesan trong ẩm thực Ý và nước mắm trong rất nhiều công thức nấu nướng của người châu Á. Nhưng tạp chí về y tế New England Journal of Medicine cho rằng mì chính là nguyên nhân của các cơn đau đầu, đau nhức và thậm chí nó còn khiến tim bạn đập nhanh hơn, điều này dẫn tới sự bài xích gia vị này, nhất là ở châu Á. Tuy vậy, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì đã tuyên bố rằng mì chính “được công nhận là an toàn” khi được sử dụng làm chất phụ gia.

6. Rượu vang trắng dùng với thịt trắng, rượu vang đỏ dùng với thịt đỏ

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 6

Khi nói đến sự kết hợp giữa rượu và thực phẩm, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm rằng rượu trắng chỉ sử dụng khi ăn thịt trắng như gà, cá và rau trong khi rượu đỏ thích hợp với thịt bò và thịt lợn. Nhưng rất nhiều loại rượu vang đỏ lại dùng với thịt trắng và ngược lại. Các dòng vang đỏ nhẹ như Pinot Noir có thể kết hợp với những đồ ăn hương vị nhẹ nhàng và tinh tế, trong khi những loại rượu trắng mạnh lại chịu được thức ăn có hương vị nặng.

Các chuyên gia thì cho rằng, bạn nên uống thứ mà bạn thích. Nếu bạn thích uống vang trắng với món bít tết, hãy uống nó. Nếu bạn cần một quy tắc thì đây là quy tắc dễ nhớ nhất: Khi có chút nghi ngờ xem nên kết hợp đồ uống nào với đồ ăn nào, hãy chọn vang nổ. Rượu vang nổ thân thiện với thực phẩm nhất.

7. Khoai tây xanh ăn bị ngộ độc

7 niềm tin ngớ ngẩn trong chế biến thực phẩm mà ai cũng mắc phải - 7

Câu chuyện thần thoại này phổ biến hầu khắp trên thế giới nhưng hóa ra lại sai hoàn toàn. Màu xanh xuất hiện đôi khi dưới vỏ khoai tây đúng là một chất độc tự nhiên có tên gọi là solanine. Tuy nhiên, nó chỉ có một số lượng rất nhỏ, không thể làm hại được bạn (trừ khi bạn ăn 2kg khoai tây một lúc). Không chỉ khoai tây, rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có độc tố, ví dụ như caffeine, nhưng đều là chỉ là những liều lượng vô cùng nhỏ, không thể gây nguy hiểm cho bạn.

Ng.TA

Theo B.I