Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII

(Dân trí) - Ngày 8/3, tức 21 tháng Giêng năm Mậu Tuất, ngày chính của lễ hội Đền Cờn, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã diễn ra lễ cầu ngư và đua thuyền truyền thống. Theo lịch sử truyền lại, Đền Cờn được xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần và phát triển quy mô lớn ở thời Lê.

Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân đã tập trung ở bãi biển phường Quỳnh Phương để đón xem và tham gia vào các đoàn rước kiệu, rước voi, rước ngựa… di chuyển từ Đền Cờn trong theo đường bộ trên bãi biển. Từ ngoài biển, đoàn thuyền rước được trang trí cờ hoa lộng lẫy tiến về phía bờ. Hai đoàn rước gặp nhau làm lễ cầu ngư.

Tọa lạc bên dòng Mai Giang thơ mộng, Đền Cờn thuộc làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương (TX Hoàng Mai) đã từ lâu được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Dân gian vẫn lưu truyền câu ca: “Nhất Cờn, Nhì Qủa, Bạch Mã, Chiêu Trưng” ý muốn nói đến vị trí của bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ từ xưa đến nay.

Cũng bởi Đền Cờn có vị trí quan trọng trong thế giới tâm linh nên hàng năm cứ đến ngày khai hội, đền lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo du khách thập phương trong và ngoài tỉnh cùng người dân trong vùng về tham dự.

Theo lịch sử truyền lại, Đền Cờn được xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần và phát triển quy mô lớn ở thời Lê. Sau đó đền được trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn. Là ngôi đền thờ tứ vị Thánh nương linh hiển - người đã phù trợ nhà vua đánh thắng giặc ngoại bang nên được nhà vua ban cấp tiền bạc để xây dựng nên ngôi đền bề thế, uy nghiêm.

Năm 1993, Đền Cờn chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Và từ đó đền đã được phục dựng, mở rộng các lễ hội, phong tục truyền thống như: lễ rước kiệu từ đền ngoài vào đền trong, lễ hội đua thuyền, các trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, cờ thẻ...) hay tục chạy ói rất đặc sắc, vui nhộn.

Lễ rước kiệu được tổ chức long trọng bằng hai đường thủy bộ, vào cả ngày và đêm trên quãng đường kéo dài gần 10 km. Đoàn rước có 4 giáp, bao gồm cả nam và nữ tham gia. Kiệu và tượng thần sẽ được rước từ đền đi qua các xã Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng và điểm đến cuối cùng là đền Quy Lĩnh Quỳnh Phương, nên thu hút rất đông người dân trong vùng tham gia.

Một số hình ảnh PV ghi lại Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII:

Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 1
Lễ rước kiệu được tổ chức linh đình long trọng bằng hai đường thủy bộ, vào cả ngày và đêm trên quãng đường kéo dài gần 10km.
Lễ rước kiệu được tổ chức linh đình long trọng bằng hai đường thủy bộ, vào cả ngày và đêm trên quãng đường kéo dài gần 10km.
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 3
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 4
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 5
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 6
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 7
Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 8
Các thanh niên trai trai tráng hò reo tung kiệu.
Các thanh niên trai trai tráng hò reo tung kiệu.

Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 10

Hàng vạn người dân đi rước dọc bãi biển.
Hàng vạn người dân đi rước dọc bãi biển.

Lễ hội Đền Cờn bao gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm Lễ khai quang, Lễ Yết cáo, Lễ khai hội - Lễ mới, Lễ Cầu ngư, Lễ hợp tế, Lễ Yết vị, Lễ đại tế và Lễ tạ.
Lễ hội Đền Cờn bao gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm Lễ khai quang, Lễ Yết cáo, Lễ khai hội - Lễ mới, Lễ Cầu ngư, Lễ hợp tế, Lễ Yết vị, Lễ đại tế và Lễ tạ.

Lễ vật để dâng lên các đấng bậc thiêng liêng...
Lễ vật để dâng lên các đấng bậc thiêng liêng...

Đội nghi lễ kính cẩn trang nghiêm dâng lễ vật và cầu ngư với mong ước một năm ngư dân vùng biển Hoàng Mai được mùa màng thuận lợi....
Đội nghi lễ kính cẩn trang nghiêm dâng lễ vật và cầu ngư với mong ước một năm ngư dân vùng biển Hoàng Mai được mùa màng thuận lợi....

Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 15

Nam thanh niên nhận lộc sau khi kết thúc đoàn rước và làm lễ.
Nam thanh niên nhận lộc sau khi kết thúc đoàn rước và làm lễ.

Khai hội ở ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ XIII - 17

Trò chơi dân gian tại lễ hội Đền Cờn.
Trò chơi dân gian tại lễ hội Đền Cờn.

Nguyễn Duy