Tôn TVP nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng
Các sản phẩm tôn mạ màu và tôn tráng kẽm của Công ty TVP được kiểm soát chặt chẽ từ các thiết bị chuyên dụng cao cấp như máy phân tích quang phổ, thiết bị đo độ dày sơn ước và sơn khô, máy so màu, máy phun sương muối…
Trở về từ cuộc hội thảo nhận diện vấn nạn hàng gian hàng giả, bà Ninh Thị Bích Thùy-Giám đốc Công ty Cổ phần Thép TVP (Công ty TVP), không khỏi ưu tư. Những vấn đề đặt ra từ cuộc hội thảo, với bà là một nhà sản xuất vừa lo ngại vừa xót xa. Hiện tượng tôn thép giả nhãn hiệu, chất lượng kém không chỉ làm người tiêu dùng mất lòng tin vào các nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp mà quyền lợi của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng.
Theo bà Thùy, các sản phẩm tôn mạ màu và tôn tráng kẽm của Công ty TVP được kiểm soát chặt chẽ từ các thiết bị chuyên dụng cao cấp như máy phân tích quang phổ, thiết bị đo độ dày sơn ước và sơn khô, máy so màu, máy phun sương muối… “Chúng tôi đầu tư các thiết bị thí nghiệm và chuyên dùng này chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và ổn định”.
Để nhận dạng sản phẩm tôn TVP không bị làm giả chúng tôi đã tiến hành cho phủ hai lớp sơn ở mặt lưng. ở lớp sơn đầu tiên chúng tôi có in dòng chữ “TVP STEEL” để chóng làm giả sản phẩm. ở lớp sơn thứ hai chúng tôi có in đầy đủ “TVP STEEL – ISO 9001- JAPAN STANDARD G3312- CL0924I3895– 991m -0.45mmx1200mm– 4.0kg/m”
Bà Thùy nói với chúng tôi, Công ty thép TVP thật sự lo ngại khi tình trạng tôn thép giả đang tràn lan trên thị trường, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Một số sản phẩm của những thương hiệu lớn như Phương Nam, Bluescope, TVP, … đang bị làm giả, bởi cùng một mét tôn giá của các thương hiệu lớn chênh lệch nhau từ 7.000-10.000 đồng/mét. Nhiều cơ sở hiện nay nhập khẩu tôn từ Trung Quốc mỏng hơn, in nhãn mác của các công ty trên để bán ra kiếm lời. Điều lo ngại ở đây chính là người dân phải dành dụm rất lâu mới đủ tiền làm nhà, khi sử dụng những sản phẩm kém chất lượng thì chỉ vài năm sản phẩm sẽ bị sét gỉ phải thay tôn mới, rất tốn kém.
Để bảo vệ người tiêu dùng, bà Thùy chia sẽ với chúng tôi: người tiêu dùng nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm để tránh bị thiệt hại khi mua lầm sản phẩm. Khi mua sản phẩm tôn mạ màu thì phải kiểm tra những yếu tố sau đây:
1. Độ dày lớp mạ: lớp mạ càng cao thì tương ứng với độ bền và tuổi thọ của sản phầm càng lâu.
2. Độ dày lớp sơn (sẽ tương ứng với độ bền màu, phai màu nhanh hay chậm của sản phẩm (lưu ý: nên sử dụng sơn của những hãng sơn nổi tiếng như KCC, Becker, PPG)
3. Độ dày sản phẩm: xác định được độ dày và đặc biệt trên sản phẩm có ghi rõ số kg trên từng mét tôn.
Theo bà Thùy cho biết người dân đi mua sản phẩm thì không có sẵn thiết bị để đo độ dày sản phẩm và cách đo độ dày. Điều này chỉ có các nhà chuyên môn mới có thể thực hiện để biết chính xác được. Để thuận lợi cho người dân có thể kiểm tra được sản phẩm của mình một cách chính xác thì sử dụng kg/m là rất phù hợp và dễ dàng thực hiện ở bất cứ mọi nơi bằng chiếc cân đơn giản. Và chúng tôi tin tưởng rằng những sản phẩm được thể hiện đầy đủ thương hiệu và có in kg/m sẽ mang đến cho người tiêu dùng niềm tin trên mỗi sản phẩm.
Trước bài toán vấn nạn hàng nhái, hàng giả đang tràn lan, Bà Ninh Thị Bích Thùy cho rằng cần phải tăng cường chống việc thẩm lậu tôn kém chất lượng vào Việt Nam, hàng nhập lậu trốn thuế… Các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần được bảo vệ bởi hàng rào kỹ thuật để đủ sức cạnh tranh.
Trên thị trường hiện nay thực tế là công suất đầu tư của các nhà máy đã vượt cung, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì bị kiện bán phá giá, điều đó cảnh báo nguy cơ tồn kho hàng tôn thép sẽ tăng. Nếu các cơ quan quản lý không tăng cường chống hàng nhập lậu thì khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước sẽ chất chồng.
“Các doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép cần phải đoàn kết vào lúc này để đầy lùi vấn nạn hàng gian hàng giả, bảo vệ thị trường, bảo vệ chính mình, đó là những việc cần làm ngay”, bà Thùy đã đưa ra thông điệp kêu gọi như thế.
Đ.Phạm