Đơn vị tiên phong về tạo lập giá trị chung
Thuyết “Tạo lập giá trị chung” (Creating Shared Value - CSV) do GS Mark Kramer và GS Michael Porter (Đại học Harvard, Mỹ) tạo dựng đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và đạt được thành công.
Cốt lõi của thuyết này là doanh nghiệp tìm ra các cơ hội kinh doanh trong lúc giải quyết các vấn đề xã hội. Tại Việt Nam, Cô Gái Hà Lan (hiện nay là FrieslandCampina Việt Nam) là đơn vị tiên phong áp dụng thành công thuyết này.
Tạo lập giá trị chung - Hướng đi của tương lai
Doanh nghiệp Việt áp dụng như thế nào?
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VCCI) , cho biết Tạo lập giá trị chung là khái niệm rất mới không chỉ tại Việt Nam. Để thành công trong việc áp dụng thuyết này, doanh nghiệp không nên xem hoạt động đóng góp cho xã hội như một vỏ bọc mà phải hành động vì cộng đồng như phần cốt lõi trong chiến lược kinh doanh. Ví dụ như những gì Cô Gái Hà Lan đã làm với chương trình Phát triển ngành sữa của mình. Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết chính vì sự thành công của các chương trình trong chuỗi tạo lập giá trị chung của Cô Gái Hà Lan mà VCCI đã chọn công ty này để hợp tác tổ chức hội thảo vừa qua.
Đồng quan điểm trên, Giáo sư Mark Kramer đánh giá: “Chương trình Phát triển Ngành sữa (Dairy Development Program - DDP) của Cô Gái Hà Lan được ghi nhận như một hệ thống sản xuất sữa bền vững, là hình mẫu của việc “tạo lập giá trị chung” tại Việt Nam, giúp phát triển năng lực, chính sách và thực hành cho các tổ chức, xung quanh việc phát triển bền vững, có lợi cho cả các nông hộ nhỏ lẫn quốc gia. Với việc “Tạo lập giá trị chung” thông qua chương trình Phát triển Ngành sữa, Cô Gái Hà Lan có thể tự hào về những nỗ lực của mình trong việc tạo ra lợi ích chung to lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội, bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm từ sữa, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng địa phương nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty.”
Ông Mark Boot, Tổng giám đốc công ty cho biết, với kinh phí hơn 13 triệu USD, đến nay, chương trình Phát triển ngành sữa đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người nông dân lẫn doanh nghiệp. Công ty đã thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên viên được đào tạo bài bản, tận tâm hướng dẫn và giúp nông dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, thiết lập một hệ thống thu mua toàn diện, ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân, áp dụng chính sách trả tiền theo chất lượng sữa nhằm khuyến khích nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sữa. Sau hơn 15 năm thực hiện, chương trình đã giúp hơn 3.100 hộ nông dân sống ổn định với nghề, phát triển việc chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, đồng thời, tạo ra một nguồn cung nguyên liệu bền vững, chất lượng cao cho công ty.
Đông Ri