Cuộc rượt đuổi của các ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển và cơ hội cho startup Việt

Xuất phát từ thực tế đa phần các chuyến taxi đưa đón khách chặng dài (liên tỉnh, đi sân bay) phần lớn có một chiều bị trống khách, VietGo đã được startup Việt Nam viết ra như một ứng dụng để tranh thủ lượng khách cho chiều còn lại của xe, từ đó tăng thêm thu nhập cho tài xế , tránh lãng phí nhiên liệu và giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đã từng gây dấu ấn mạnh mẽ với sự nở rộ của các chương trình game hay các dịch vụ thanh toán thương mại điện tử… Tuy nhiên, vài năm gần đây, khi các ứng dụng trên đã gần như bão hòa, cộng đồng startup lại có sự đổi hướng ngoạn mục bằng sự lên ngôi của các dịch vụ về giao thông, du lịch, ẩm thực. Trong đó, có thể nói, những sáng tạo về phương thức di chuyển của các startup đã tạo nên biến chuyển sâu sắc trong thói quen sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.

“Ông lớn” đáng gờm nhất trưởng thành từ startup trong lĩnh vực giao thông phải kể tới Uber - một công ty mạng lưới vận tải của Mỹ. Xuất phát từ thực tế không phải lúc nào việc bắt taxi cũng dễ dàng, những người sáng lập Uber đã viết ra một chương trình phần mềm trên điện thoại cho cả iPhone và Android, cho phép người cần sử dụng dịch vụ gửi yêu cầu đến Uber, từ đó Uber chuyển thông tin tới một hay nhiều lái xe đang di chuyển bằng xe riêng của họ để những xe đang di chuyển trên cùng cung đường có thể kết nối, nhận yêu cầu từ khách. Tính tiện dụng từ việc tiết kiệm thời gian, chi phí khi sử dụng Uber đã khiến ứng dụng này lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Từ khi bắt đầu hoạt động năm 2010 chỉ với vài chiếc xe và vài nhân viên điều hành, Uber hiện đã có mặt ở hơn 300 thành phố tại 58 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đến giữa năm 2015, tài sản công ty đã được ước lượng giá trị 50 tỉ USD. Năm 2015, thu nhập của Uber lên đến 10 tỉ USD.

Travis Kalanick – nhà sáng lập đồng thời cũng là CEO của Uber – đã trở thành tỷ phú với khối lượng tài sản ước tính vào khoảng trên 5 tỷ USD. Tính đến nay, Uber vẫn là thương hiệu gây ra nhiều cuộc tranh luận nhất về tính hợp pháp hay không hợp pháp. Tuy nhiên, chưa cần biết kết luận thì đã không thể phủ nhận đây là một trong những startup thành công nhất thế giới khi sự xuất hiện của nó đã góp phần “thao túng” thị trường dịch vụ vận tải tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo đó, người dùng có thể cài ứng dụng trên điện thoại, từ đó gửi thông tin về chặng đường muốn đi tới VietGo, VietGo sẽ giúp kết nối với các tài xế có thể phục vụ khách một cách thuận tiện nhất
Theo đó, người dùng có thể cài ứng dụng trên điện thoại, từ đó gửi thông tin về chặng đường muốn đi tới VietGo, VietGo sẽ giúp kết nối với các tài xế có thể phục vụ khách một cách thuận tiện nhất

Trong khi đó, để tranh thủ luồng xe taxi trống khách, các startup Malaysia đã cho ra đời ứng dụng GrabTaxi để kết nối các chiếc xe này với các khách có nhu cầu di chuyển tiện cung đường. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể tương tác, chọn tài xế trực tiếp tại khu vực gần nhất. Ngoài ra, ứng dụng cũng tích hợp hệ thống định vị của tài xế cũng như khách hàng để thuận tiện cho việc đón khách. Sau hai năm xuất hiện tại Malaysia, GrabTaxi đã nhanh chóng mở rộng thị phần ra toàn Đông Nam Á và bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam từ tháng 2-2014. Dù đến nay, ứng dụng này mới chỉ hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố lớn nước ta nhưng đã thu hút khá đông người sử dụng, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển.

Cùng với Uber, GrabTaxi, thị trường vận tải Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của ứng dụng Easy Taxi trong cuộc chiến giành thị phần khách. Chỉ riêng sự đồng hành của những tiện ích này khi khai thác dịch vụ ở cùng một lĩnh vực đã đủ khiến cuộc cạnh tranh sống còn trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Ngỡ ràng, mọi cánh cửa dành cho những startup muốn “dấn thân” vào lãnh địa của ứng dụng di chuyển đã khép lại. Nhưng với sự xuất hiện của VietGo chỉ trong hơn một tháng trở lại đây, những người trẻ Việt đã chứng minh một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục khi tinh ý nhận ra và tranh thủ những thiếu sót mang tính tiểu tiết từ các dịch vụ có sẵn để đưa ra ý tưởng, mang đến tiện ích ngày càng hoàn thiện cho người tiêu dùng.

Xuất phát từ thực tế đa phần các chuyến taxi đưa đón khách chặng dài (liên tỉnh, đi sân bay) phần lớn có một chiều bị trống khách, VietGo đã được startup Việt Nam viết ra như một ứng dụng để tranh thủ lượng khách cho chiều còn lại của xe, từ đó tăng thêm thu nhập cho tài xế , tránh lãng phí nhiên liệu và giúp khách hàng tiết kiệm chi phí. Ứng dụng được viết cho cả Android và IOS. Theo đó, người dùng có thể cài ứng dụng trên điện thoại, từ đó gửi thông tin về chặng đường muốn đi tới VietGo, VietGo sẽ giúp kết nối với các tài xế có thể phục vụ khách một cách thuận tiện nhất. Ứng dụng này cũng cho phép người dùng có thể đặt xe trực tiếp qua tổng đài 19006928 hoặc website vietgo.mobi. Bằng hình thức này, mỗi chuyến đường dài của người tiêu dùng có thể tiết kiệm ít nhất 100.000 so với mức giá truyền thống. Với tiện ích đa hình thức sử dụng và khả năng tiết kiệm chi phí cao, sau hơn một tháng hoạt động, VietGo đã hợp tác được cùng hơn 200 tài xế và thu hút hàng nghìn lượt người sử dụng. Trong bối cảnh nhu cầu di chuyển liên tỉnh, liên quốc gia ngày càng cao, dịch vụ này sẽ còn nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng quy mô phát triển thời gian tới.

Có thể thấy, sự ra đời và khẳng định thành công bước đầu của VietGo ở một sân chơi tưởng chừng hết chỗ đã chứng minh, dù cộng đồng khởi nghiệp thế giới ngày càng hùng hậu, nhưng cơ hội vẫn mở ra đối với những ý tưởng đột phá và sáng tạo không biết mệt mỏi của startup Việt.

Thu Hà