"Bình dân hóa" - Chiến lược giúp Gốm Nhật SHINO trở thành chuỗi gốm sứ Nhật Bản thành công lớn ở Hà Nội
Xuất hiện ở tuyến phố chính ở Hà Nội, án ngữ ở những vị trí thuộc hàng độc đắc, Shino có lẽ là chuỗi cửa hàng gốm sứ Nhật Ban thành công nhất ở Hà Nội.
Với những người thường xuyên ghé mua gốm ở chuỗi Shino, việc đến tiệm và phải chật vật mới tìm được chỗ đứng trở nên không mấy xa lạ, đặc biệt là buổi tối và cuối tuần.
Mai Ngọc, sinh viên một trường đầu bếp, cho biết chị rất thích đến Shino cùng bạn bè và thường chọn cửa hàng ở Lê Đại Hành (TP HN). Chị thường tới vào cuối tuần. "Tôi thích chỗ này, thật sự gốm Nhật khiến người ta bị nghiện và mê mẩn bởi vẻ đẹp kỳ lạ của nó. Càng chơi lâu càng thấm và cảm nhận được nó thật sự tuyệt vời. Tới đây là cách tôi chọn để thư giãn", Ngọc nói.
Chị Ngọc cho biết khi đến SHINO, chị thường mua những đồ gốm Mộc. Theo chị,loại gốm này rất độc đáo. Do được làm bằng tay, tỷ mỷ và kỳ công. Kết hợp với chất men bắt mắt và bí quyết gia truyển của các làng nghề thủ công của Nhật nên không thể lẫn vào các sản phẩm khác. Các đồ gốm của Nhật Bản có rất nhiều dòng sản phẩm. Tùy vào làng nghề. Riêng bản thân chị thì thích dòng gốm Shino và Bizen.
Kể từ sau khi về tới Hà Nội, chuỗi cửa hàng SHINO đã trải qua những bước mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Hiện này Shino đang có mặt ở các tuyến phố chính của Hà Nội. Dự định năm nay sẽ mở rộng thêm ở các tỉnh thành khắp cả nước.
Cô Trang, một họa sỹ lâu năm tại Hà Nội cho biết, cô đến SHINO khá thường xuyên, một tới 2 lần mỗi tuần. Từng mua tại nhiều tiệm gốm ở Hà Nội, Sài Gòn, gồm cả cả những lần sang Nhật công tác mua về, cô cho rằng, Gốm Nhật Shino không phải là các sản phẩm xuất sắc nhất nhập về từ Nhật, nhưng nó “ổn” nếu so sánh mức giá với chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điểm duy nhất cô không ưng ý, đó là diện tích SHINO có chưa rộng lắm. Nên khi đông khách mà tới mua thì hơi mệt vì phải tranh nhau các sản phẩm đẹp.
Chuỗi gốm nhật Shino đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Định vị gắn với liên tưởng thương hiệu (brand association) cao cấp dành cho doanh nhân, trí thức, dân nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế….. trước đây của Shino đã được “bình dân hóa”, nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Ngoài ra, thiết kế quán cũng được thay đổi theo hướng đơn giản, mộc mạc đậm chất Nhật Bản là một cách hay để tối ưu hóa chi phí. Thêm vào đó, Shino cũng liên tục nhập thêm các mẫu mã sản phẩm khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng. Hàng hóa được phân theo khu vực và đồng bộ.
Vì vậy, khi bước chân vào cửa hàng SHINO, khách sẽ không mất quá nhiều thời gian lựa chọn.
Ngoài những thay đổi kể trên, một điểm cộng mà SHINO vẫn duy trì được đó là "Vị trí đắc địa". Đa số các tiệm đều nằm ở các tuyến phố chính, thuận tiện cho cả dân văn phòng , dân nghệ thuật, dân kiến trúc, các bà nội trợ, lẫn khách du lịch vãng lai.
"Sự thay đổi này nhằm đưa SHINO trở thành nơi lý tưởng để thư giãn và cho khách hàng hiện đại với mức giá hợp lý. Cửa hàng được thiết kế nhằm truyền tải các giá trị truyền thống văn hóa Nhật Bản: đó là tính cộng đồng gắn kết và sự thân thiện",
Sự thay đổi về chiến lược định vị của SHINO có vẻ đã phát huy tác dụng.
Kể từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên ở Phan Bội Châu tới nay. Shino đã triển khai ở các tuyến phố chính như Lê Đại Hành, Dịch Vọng – Cầu Giấy, Tây Sơn…
Gốm nhật SHINO đang là thương hiệu thành công điển hình nhất của mô hình kinh doanh chuỗi.
Nhà sáng lập SHINO cho rằng, một chuỗi cửa hàng gốm nhật đang phát triển rất mạnh, thực tế giá thấp chỉ là một trong những yếu tố lôi kéo khách hàng về cho thương hiệu, và đó cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất.
“Hầu hết mọi người tìm đến quán cửa hàng là để tìm kiếm các sản phẩm đẹp, độc, lạ mà chỉ có ở Nhật mới có.Vừa đi mua sắm, vừa đi thư giãn và sẵn tìm các sản phẩm ưng ý. Và đặc biệt là thay thế các sản phẩm Trung Quốc ở nhà. Do các sản phẩm của Nhật Bản được làm bằng tay, không có Chì, nên không gây độc khi để đồ ăn vào đó. Vì vậy, nhiệm vụ của chuỗi gốm nhật là phải đáp ứng được nhu cầu đó”, Chủ cửa hàng nhận định.
Với chuỗi cửa hàng, Shino đang làm điều này khá tốt.
Ông Takahashi, một vị khách đến từ Nhật Ban, cho biết ông đã định cư ở Việt Nam được 5 năm rồi. Vợ ông là người Việt Nam. Ông cũng khá bất ngờ vì ở Việt Nam lại có thể mua đầy đủ các sản phẩm xuất sắc như vậy. Cứ như đang ở Nhật vậy. Ông cũng được một người bạn Nhật giới thiệu qua đây. Khi tôi nói muốn xách tay ít đồ gốm về Việt Nam.
"Bạn bè tôi ở Việt Nam bảo tôi rằng hãy đến Shino. Ở đó có gốm Nhật đẹp lắm. ông vừa nói, vừa ngắm các sản phẩm ở Shino vừa chờ vợ đang mua sắm ở VINCOM Bà Triệu.
"Gốm Nhật ở đây còn thấp hơn khi mua ở siêu thị của Nhật. Nếu lần sau đi tìm gốm, tôi sẽ lại tới SHINO", người đàn ông Nhật Bản nói.
Hà Anh