Thị trường viễn thông Việt Nam:

Rộng cửa cho tân binh

Có thể nói đây là thời điểm viễn thông Việt Nam đã xuất hiện nhiều sự kiện “hot”, nhất là cơ hội đang rộng mở cho các “tân binh” trong tình hình thị trường đang diễn ra những thay đổi lớn.

Sự cấp tập của các nhà mạng phục vụ khách hàng đăng ký thông tin thuê bao trả trước theo quy định của Bộ Thông tin- truyền thông cuối cùng cũng đi vào hồi kết. Theo các chuyên gia, những  thuê bao chưa đăng ký hầu hết là sử dụng sim khuyến mãi và không có nhu cầu sử dụng nữa.

Rộng cửa cho tân binh - 1

Thực tế, ngay cả nhiều khách hàng cũng không mấy cảm tình với cách phát triển thuê bao ảo của các nhà mạng lớn. “Có những đồng nghiệp sử dụng đến cả chục sim khác nhau. Dùng xong rồi bỏ. Đôi khi muốn liên lạc, tôi cũng không biết nên gọi theo số nào. Cách dùng ấy khiến người được liên lạc có cảm giác mình không được tôn trọng đầy đủ”, Hà Phương, nhân viên PR công ty FPT Media nhìn nhận. Vì thế, các chuyên gia viễn thông cũng cho rằng, dù số lượng thuê bao bị sụt giảm do lượng sim ảo song nó là phép cộng cho thị trường vì nó giúp đánh giá đúng giá trị của các mạng di động hơn.

Trong cuộc chạy đua tăng thuê bao, Beeline đã khiến không ít đại gia phải giật mình khi vừa chạm mốc 2 triệu thuê bao trong một thời gian ngắn có thể coi là “thần tốc” . Đặc biệt, trong thực tế, hầu hết những người sử dụng Beeline chủ yếu là khách hàng của các mạng khác chuyển sang. Có được điều đó là vì ngay từ ban đầu, mỗi khách hàng của Beeline khi sử dụng dịch vụ phải đăng ký đầy đủ thông tin. Hơn nữa, quan điểm của mạng này là phát triển bền vững, giữ chân khách hàng dài lâu chứ không chạy theo bong bóng thuê bao ảo.

“Gót chân Asin” của các mạng di động mới là vùng phủ sóng hẹp đã được Beeline khắc phục một cách xuất sắc. Trong nỗ lực trở thành nhà mạng cộng hưởng tốt nhất với người tiêu dùng, tính đến tháng 2/2010, Beeline đã mở rộng vùng phủ sóng đến 48 tỉnh, thành phố lớn. Ông Alexey Blyumin, Tổng Giám đốc Beeline cho hay, bản đồ phủ sóng của Beeline không ngừng được cập nhật và tiến tới sẽ phủ sóng toàn quốc vào năm 2010. 

Hiện Việt Nam đã có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ. Dù xuất hiện muộn màng nhưng tân binh Beeline đang trở thành một thế lực mới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thành công của Beeline một phần nhờ xuất hiện đúng thời điểm và hội tụ đầy đủ những tiêu chí mới cho một mạng di động: Kinh tế, năng động và cá tính.

Rộng cửa cho tân binh - 2

Thành công của Beeline gắn với gói cước Big Zero. Độ hot của gói cước Big Zero không chỉ vì nó rẻ nhất trên thị trường mà còn bởi nó tạo ra trào lưu gọi nội mạng. Trào lưu nội mạng như một làn sóng đã lan ra khắp các trường Đại học, Ký túc xá, trường phổ thông, dân lao động, thậm chí có công ty trang bị cho tất cả nhân viên thuê bao Beeline nhằm tiết kiệm chi phí liên lạc. Ngoài ra, Beeline cho phép khách hàng dễ dàng thay đổi số mới thông qua kho số của Beeline không cần phải đăng kí thủ tục rườm rà nhằm khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên số. Nhu cầu thay số mới do những sở thích hay lý do đặc biệt không còn bị giới hạn.

Ông Alexey Blyumin, Tổng Giám đốc Beeline cho biết: “Chúng tôi sẽ xây dựng Beeline trở thành nhà mạng hấp dẫn nhất tại thị trường Việt Nam”. Với cách tiếp cận sinh động và bộ nhận diện thương hiệu thân thiện, Beeline hiện đang dẫn đầu về quảng cáo (độ hấp dẫn, độ nhận biết) và đã chiếm vị trí thứ 5 về độ nhận diện thương hiệu (Theo nghiên cứu thị trường của FTA & TNS). Bằng chứng là Beeline đã nhận được giải thưởng kép Quảng cáo ngoài trời và Bộ nhận diện thương hiệu xuất sắc nhất trong số 7 đề cử tại lễ trao giải Quả chuông vàng 2009 của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam vừa qua. Đồng thời, TVC của Beeline cũng liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “TVC được yêu thích” trong nhiều tháng liền kể từ thời điểm ra mắt. Với những lý do trên, Beeline được dự đoán sẽ là một nhân tố quan trong góp phần sắp xếp lại trật tự mới trong làng viễn thông Việt Nam trong năm 2010.