Xe buýt nhanh (BRT) - hai ngạc nhiên và một lo

(Dân trí) - Với hai ngạc nhiên và một nỗi lo, bạn đọc rất nóng lòng và háo hức xem xe buýt nhanh BRT hoạt động thế nào? Cũng mong rằng nỗi lo trên không thành sự thật.

>> Buýt nhanh không chạy khớp nối kỹ thuật trên đường phố Hà Nội

>> Tuyến buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội sẽ chạy như thế nào?


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Được tin thông báo xe buýt nhanh (BRT) được đưa vào sử dụng 15/12, đến 14/12 nay lại kéo lui lại thời gian là 30/ 12 và sẽ cấm một số tuyến đường vào giờ cao điểm để cho xe buýt nhanh chạy được nhanh, khiến bạn đọc có hai cái ngạc nhiên và một cái lo.

Cái ngạc nhiên thứ nhất là mọi người đang háo hức đón chờ được xem đi xe buýt nhanh được đầu tư hơn ngàn tỉ đồng được chạy thử ngày 15/12 thì được báo do đã khớp nối kỹ thuật thành công trong bến nên những chiếc xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên của Hà Nội sẽ không chạy thử ngoài đường vào ngày 15/12

Bạn đọc vuong ducvuonghg2006@gmail.com thắc mắc: “không chạy thử thì làm sao mà biết được. Các vị định chạy xe trên giấy à?”

Bạn đọc Kiên Nguyễn fb_google@comment.dantri.com.vn “Vận hành thử, khớp nối thành công trong bến rồi thì không cần chạy thử ngoài thực địa sao? Potay quá ! Thực địa nó khác xa với trong bến, cụ ạ!”

Bạn đọc Galaxy galaxytissue01@gmail.com : “Trong bến thì làm gì có tắc đường, làm gì có những tình huống "khó đỡ"...Ông Hà bao biện thì đúng hơn,.bởi hầu hết các điểm đỗ đều chưa đâu vào đâu rồi lại thêm làn đường riêng cũng không còn là riêng nữa nên mới sợ chạy thử ngoài thực tế”.

Cái ngạc nhiên thứ hai là cấm các loại xe lưu thông cho xe buýt đi được nhanh

Bạn đọc vuong ducvuonghg2006@gmail.com : “cấm các loại xe cho buýt nhanh có đường chạy thi nói làm gì. Như vậy buýt cũ cũng thành buýt nhanh”.

Bạn đọc Hieu Vu Van fb_google@comment.dantri.com.vn: “Xe buýt nhanh chạy mà cấm đường các phương tiện khác thì có cần không?”

Bạn đọc Thanh thien.mdc2512@gmail.com “Cấm các phương tiện để phục vụ mấy cái xe buýt. là không chịu thừa nhận cái dự án này không khả thi”.

Còn cái lo chính là những hậu quả xấu xẩy ra của giải pháp cấm đường các phương tiện để cho xe buýt nhanh đi cho nhanh đúng với cái tên của nó.

Bạn đọc Cuong Tran fb_google@comment.dantri.com : “Tôi nghĩ buýt nhanh chưa kịp lên cầu đã bị tắc đường làm cho tê liệt "Tại 2 cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương - Láng" " Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ cấm các phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đi trên 2 cầu vượt trên trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30)".

Bạn đọc Nguyen Hiep fb_google@comment.dantri.com : “Thấy thông báo cấm cả xe máy trên 2 cầu vượt Láng và Huỳnh thúc kháng trong giờ cao điểm vậy 2 chỗ này chủ yếu làm cầu vượt để giảm tắc cho xe máy bây giờ cấm không biết chỗ này sẽ tắc như thế nào nhỉ?”

Bạn đọc Hà Thành hathanh@yahoo.com: “... Có nghe nhầm không? Cấm giờ cao điểm sáng chiều trên 2 cây cầu vươt huyết mạch thì lại tắc đường như khi chưa có cầu sao???”

Bạn đọc Trần Nam Minh minhtrannam@yahoo.com.vn cũng lo ngại: “Cấm xe máy đường Tố Hữu thì đường Nguyễn Trãi sẽ trở thành nỗi khiếp sợ của người dân Hà Nội”.

Còn bạn đọc Tin Tun fb_google@comment.dantri.com.vn bình luận: “Sinh ra cầu vươt là để chống ùn tắc, giờ cầu vượt để phục vụ riêng xe buýt nhanh trong giờ cao điểm thế là bỏ hàng chục nghìn người tham gia giao thông chỉ để phục vụ 2000 người đi xe buýt nhanh. "Sáng" kiến đáng được khen thưởng lớn”.

Cũng vậy, Bạn đọc phong thnhphong7x27@gmail.com thắc mắc: “ Vâng! Để chạy đuợc xe buýt thì cấm taxi + Xe máy không đuợc đi trên cầu vượt trong giờ cao điểm. Vài chục người đi xe buýt mà ảnh hưởng đến cả ngàn người”.

Với hai ngạc nhiên và một nỗi lo trên, bạn đọc dunglanhkhanh dunglanhkhanh@gmail.com viết: “Tôi rất nóng lòng và háo hức xem "nó" hoạt động thế nào?”.

Cũng mong rằng nỗi lo trên không thành sự thật.

Nguyễn Đoàn tổng hợp