Vụ nghệ sĩ mặc phản cảm: Phạt cho ra phạt!

(Dân trí) - Mức phạt 3,5 triệu đồng với đơn vị tổ chức Đêm mỹ nhân đã không thuyết phục được dư luận. Đa phần cho rằng khoản tiền phạt đó chỉ như “muỗi đốt inox” với các ông "bầu", giới nghệ sĩ và điều quan trọng hơn là không có sức răn đe.

“Tôi đồng quan điểm với đa số mọi người, phạt tiền như vậy là quá thấp so với số tiền mà các nghệ sỹ kiếm được tiền trong 1 buổi diễn. Không ăn thua nếu chỉ biết phạt tiền như vậy, cần phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa.!” - sinh viên: hoangtu_soncad_91@yahoo.com.vn  

 

Phạt cả anh, cả ả

 

Chuyện mức phạt giá “bèo” với đơn vị tổ chức để xảy ra sự cố về trang phục đã gây bức xúc trong những ngày này, nhưng việc ca sĩ cho phép mình diện những bộ cánh phản cảm trước công chúng nếu không bị phạt thì thật hết sức vô lý. Và đó sẽ là tiền lệ xấu vô tình "khuyến khích" nghệ sĩ cứ tiếp tục tái diễn câu chuyện ăn mặc hở, phản cảm thoải mái vì người bị phạt không phải họ.

 

“Tôi thấy mức phạt như thế là chưa phù hợp, bởi vì đối với người tổ chức và kể cả người nghệ sĩ vì 3.5 triệu đồng là thực sự là nhỏ so với thu nhập của họ. Tôi thấy Bộ VHTT&DL không dám thẳng tay hay là có vấn đề gì đó? chẳng hạn ca sĩ  khi biểu diễn mặc bộ áo dài Việt Nam mà nhảy nhót thái quá trên sân khấu, thì có thể nói là đã xem thường chiếc áo dài truyền thống. Theo như bài viết này thì việc đưa ra mức xử phạt có gì là khó, chỉ không muốn làm và làm không triệt để thôi. Tại sao những nước khác làm được mà mình không làm được?” – Nguyễn Tuấn Kiệt: NguyênTuanKIt8183@yahoo.com phân tích.
 
Vụ nghệ sĩ mặc phản cảm: Phạt cho ra phạt! - 1

Nếu không xử lý mạnh tay thì có lẽ những hình ảnh này sẽ còn xuất hiện trước mắt công chúng

 

Đào Duy Hiếu duyhiêukvin828@gmail.com đặt câu hỏi: “Tại sao lại là 3,5 triệu đồng, mà tại sao lại chỉ phạt ban tổ chức chương trình mà không phạt cả ca sĩ đó? Ca sĩ đó có đủ tuổi trưởng thành và đủ nhận thức về cách ăn mặc sao cho phù hợp cơ mà. Nếu tôi được tham gia góp ý, tôi nghĩ chúng ta phải học tập giống như các nước, phải đưa ra hình phạt rõ ràng và phải phạt thật nặng, không thể để các ca sĩ xử sự như thế này được”

 

“Mình thấy mức phạt này không hợp lý, nên phạt cả Minh Hằng nữa, không hiểu cô ấy nghĩ gì mà ăn mặc như thế? Dù có quần tất bên trong hay không cũng không thể mặc như vậy trong 1 chương trình từ thiện” -  hoàn hoanvu@italywindow.com.cn.  

 

“Mức phạt như vậy là quá nhẹ và nên phạt cả cô ca sĩ ăn mặc phản cảm nữa. Đây không chỉ là lần đầu nữ ca sĩ này ăn mặc phản cảm mà đã vi phạm rất nhiều lần. Vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để chấm dứt thái độ coi thường khán giả” - hanhe93: thilamsao_zz@yahoo.com.
 
Xử nghiêm từ việc nhỏ nhất

 

Đã vi phạm là phải bị xử lý để ngăn chặn những lỗi lầm tiếp theo. Tuy nhiên, xử lý như thế nào mới là điều cần quan tâm hơn.

 

Chúng ta có thể nghiên cứu từ những nước láng giềng như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… trong cách xử lý các vấn đề dù là rất nhỏ. Nếu ai đã từng đặt chân đến Đảo quốc Sư tử sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự trong lành và xanh sạch của môi trường… Bạn có biết, để duy trì được cái tên mà người đời mệnh danh cho Singapore "đất nước sạch nhất thế giới" các nhà quản lý đã phải rất nghiêm túc, thậm chí họ áp dụng những đạo luật hà khắc trong việc xử lý những sai phạm. Ví như bạn trót xả rác bừa bãi lần đầu sẽ bị phạt 1.000 đôla Singapore, và nếu cứ thế tái diễn thì tiền phạt sẽ nhân lên gấp đôi và vượt quá quy định có thể bạn sẽ rơi vào vòng lao lý... Ngoài ra, những người vi phạm cũng sẽ phải chịu thêm hình phạt là lao động công ích. Tất cả những điều đó chỉ nhằm mục đích duy nhất là nhắc nhở những ai đang có ý định vứt, nhổ một điếu thuốc, một bã kẹo cao su... phải suy nghĩ lại.

 

Từ câu chuyện trên hãy so sánh với cách xử lý sai phạm của ta sẽ thấy thật khập khiễng. Tôi nghĩ rằng nếu cứ xử lý mọi sai phạm theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” mà không có một chế tài cứng rắn, thì sắp tới đây chắc sẽ có thêm ca sĩ X, người mẫu Y phô diễn thêm nhiều màn thời trang “hấp dẫn” nữa.

 

Thùy Linh notlove1802@yahoo.com.vn nêu dẫn chứng về hình thức xử lý với vi phạm của nghệ sĩ tại một số nước láng giềng: “Phạt như thế thà không phạt còn hơn, hãy xem các mức phạt của các nước khác mà học hỏi: Malaysia, Hàn Quốc... họ làm rất mạnh tay. Không chỉ phạt nặng ca sĩ, nhà quản lý mà họ còn cấm cả bài hát nếu có từ nào làm ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Có như thế họ mới phát triển mạnh, còn chúng ta chỉ có làm cho có lệ, phạt cho có phạt để dư luận quên đi rồi họ lại tiếp tục ăn mặc hở hang hơn, có khi họ còn cố tình làm như thế để tạo scandal... Nên phạt thật mạnh trực tiếp vào các ca sĩ, người mẫu... vi phạm. Có như thế mới răn đe được họ”.

 

“Phạt kiểu "có lệ" như vậy, có phải các cơ quan quản lí quá xem nhẹ thuần phong mỹ tục? Hay chúng ta đag ngại đụng chạm tới chuyện "tế nhị" vì nó có liên quan đến những điều tế nhị khác? Bị bắn tốc độ 3  lần thì tước bằng lái, vậy các "sao" vượt ngưỡng đạo đức cho phép mấy lần mới bị cấm hành nghề? - Thu Hằng: thuhang84gvavld@yahoo.com bức xúc. 

 

Nick nvh nvh_178@yahoo.com.vn nhận định: “Tôi thấy với mức phạt đó thì giống như phạt chơi cho có lệ thôi, chẳng thay đổi được chút gì hết. Thu nhập từ các buổi biểu diễn rất nhiều, phạt thế chỉ xem như cho các bác làm... Văn hóa. 3,5 triệu tiền lệ phí để được ăn mặc thoải mái...

 
“Các nghệ sĩ ngày nay có suy nghĩ thích làm gì thì làm, mặc gì thì mặc, giống Tây giống Tàu... tùm lum như vậy là xem thường khán giả, không coi trọng thuần phong mỹ tục. Cần phải có chế tài mạnh tay hơn, phạt tiền nặng hơn, cấm biểu diễn có thời hạn hoặc vô thời hạn hay vĩnh viễn như trong thể thao vậy. Trong bóng đá thì treo giò, treo còi,... còn đây cũng phải treo miệng, treo giò hay treo gì gì đó mới được” – độc giả này kiến nghị thêm.

 

“Theo tôi, bộ Văn hóa TT&DL nên cấp cho mỗi nghệ sĩ 1 thẻ hành nghề. Nếu nghệ sĩ nào vi phạm thì áp dụng chế tài phạt nặng hoặc tịch thu giấy phép hành nghề. Đừng để khán giả đến xem ca sĩ hát mà thành ra xem da thịt họ chứ không phải xem họ hát...” - Trương Thanh Tú: figotu@yahoo.com  đề xuất.

 

 Trần Bách