Bạn đọc viết:

Vỡ đường ống nước gây nhiều hệ lụy

(Dân trí) - Gia đình tôi là một trong số hàng chục nghìn hộ dân chịu cảnh mất nước. Tôi nghĩ lòng tin của dân có từ những gì dân nhận được, mà những gì gia đình tôi cùng hàng chục và sắp là hàng trăm nghìn hộ dân nhận được chỉ là sự mất niềm tin thêm.

Đường ống sông Đà vỡ lần thứ 9 và có khả năng vỡ tiếp (ảnh: ANTĐ)
Đường ống sông Đà vỡ lần thứ 9 và có khả năng vỡ tiếp (ảnh: ANTĐ) 
 

Theo tôi, đường ống bị vỡ nguyên nhân là do áp lực nước tác dụng lên thành ống lớn, nhất là tại khu vực cuối vì áp lực nước lên thành ống càng về cuối đoạn càng lớn. Để khắc phục sự cố vỡ đường ống, ngoài việc xử lý các chỗ vỡ thì cần phải bổ sung các tháp điều áp khoảng 3 - 5 km có 1 tháp. Việc này phải do tư vấn thiết kế tính toán (như các tháp điều áp các cống ngầm của hồ chứa) để giảm áp lực tác dụng vào thành ống, như vậy sẽ không bị vỡ nữa. Nếu không bổ sung tháp, tôi nghĩ sẽ không bao giờ hết vỡ đường ống đâu.  
 

Hoàng Lê Sơn:  hoangsontvtlnd@gmail.com

 

“Gia đình tôi là một trong số hàng chục nghìn hộ dân chịu cảnh mất nước. Tôi nghĩ lòng tin của dân có từ những gì dân nhận được, mà những gì gia đình tôi cùng hàng chục và sắp là hàng trăm nghìn hộ dân nhận được chỉ là sự mất niềm tin thêm. Mong tòa soạn tiếp tục có những điều tra về sự việc này, vì dân ít ra vẫn còn có báo chí để mà nương tựa về tinh thần” -
Trương Thu Trang: truongtrang.vitv@gmail.com

Ống vỡ gây ra nhiều hệ lụy, dân không có nước dùng, làm cho nước bẩn mỗi khi xử lý đường ống.... Xử lý kỷ luật là việc của cơ quan chức năng, nhưng để đảm bảo cho đường ống thì cách tốt nhất hiện nay theo tôi là giảm áp lực bơm nước. Ví dụ hiện dùng động cơ 30 kw thì nay dùng động cơ 20kw thôi, chấp nhận giảm công suất.  Đường ống khi mới trở lực đường ống nhỏ, sau thời gian sử dụng đường ống bẩn gây trở lực lớn. Sinh ra áp lực lớn mà ống kém không chịu được áp lực, sinh ra vỡ.  
 

Công Dân:  sonhai_00@yahoo.com

 

Tôi cũng làm trong nghề này. Theo tôi, công ty cấp nước nên xây dựng nhiều trạm trung chuyển dọc tuyến từ Sông Đà về Hà Nội. Chính phủ cũng cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phân phối hệ thống nước sạch. Chắc chắn chất lượng sẽ được cải thiện. Hiện nay ở nhiều vùng quê, hệ thống nước sạch do tư nhân quản lý tôi thấy rất hiệu quả.

 

Nguyễn Ngọc Hải:  hainn8@gmail.com