Vĩnh biệt một cây đại thụ trong ngành giáo dục Việt Nam

(Dân trí) - Xin gửi đến người Giáo sư đáng kính một nén tâm hương! Giáo sư ra đi nhưng di sản cao quý của Giáo sư vẫn mãi ngời sáng

Giáo sư Hoàng Như Mai (1919 - 2013). (Ảnh tư liệu, ĐH Văn Hiến cung cấp)
Giáo sư Hoàng Như Mai (1919 - 2013). (Ảnh tư liệu, ĐH Văn Hiến cung cấp)
 
Tin GS-NGND Hoàng Như Mai qua đời ngày 27-9-2013 tại TP.HCM đã làm xúc động trái tim bao người. Sinh ngày 6-8-1919, Giáo sư gắn bó với nghề giáo cả một đời người, được phong học hàm GS, danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân và được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhất cùng nhiều huân huy chương khác. Sự nghiệp giáo dục của Giáo sư bắt đầu từ năm 1943 tại Trường Trung học tư thục Đông Hải (Hải Dương). Trong kháng chiến, Giáo sư  được Tỉnh hội Việt Minh tỉnh Thái Bình cử làm hiệu trưởng Trường Trung học Chuyên khoa tư thục Phan Thanh, rồi sau đó làm hiệu trưởng Trường Sư phạm Việt Bắc và đã từng tuyển chọn giáo sinh của trường sang học ở Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc). Hòa bình lập lại, Giáo sư đảm nhiệm chức hiệu trưởng Trường Sư phạm trung cấp Trung ương, sau đó dạy ở khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Với giáo trình Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1960, Giáo sư  đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám. Sau ngày giải phóng miền Nam, Giáo sư  được mời thỉnh giảng ở ĐH Văn khoa Sài Gòn và đến năm 1980 Giáo sư  về dạy ở khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM). Giáo sư còn làm hiệu trưởng Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký, hiệu trưởng danh dự Trường ĐH Dân lập Văn Hiến, Tổng Chủ biên bộ sách giáo khoa Văn học cấp ba và tham gia đào tạo trí thức cao cấp cho ngành. Hơn 20 năm, Giáo sư  đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM. Giáo sư  là người giáo sư của nhiều thế hệ giáo sư, là một nhà văn hóa lớn, nhà viết kịch, diễn viên kịch, nhà thơ…Đã có biết bao thế hệ sinh viên, học sinh được Giáo sư đào tạo, nhiều người hiện đảm trách vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, nhiều người là GS ở các trường ĐH và cơ quan nghiên cứu, nhiều người trở thành các văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi.
 

Sự ra đi của Giáo sư là tồn thất lớn cho sư nghiệp giáo dục nước nhà và để lại cho học trò các thế hệ sự biết ơn sâu sắc và muôn vàn thương nhớ.

 

Từ học sinh trường Trương Vĩnh Ký:

 

“Con la mot hoc tro cua Thay luc con hoc o truong Truong Vinh Ky. Nay biet tin Thay di xa,con xin tuong nho cong on cua Thay, mong Thay yen nghi ve voi Phat.” - Tran vinh tho Kimthanhnguyet@yahoo.com
 

Đến sinh viên trường ĐHSP thành phố HCM:

 

“Trong vo van nhung loi chia buon gui toi gia dinh THAY, em xin gop vao do loi thanh tam vinh biet THAY bang tam long biet on sau sac cua mot hoc sinh da duoc THAY day tai DHSP thanh pho HCM khoa 1976-1980. Cầu chuc THAY - nguoi THAY rat tuyet voi ve duc do va tài nang - yen giac ngan thu.” - HOÀNG THÚY LIỄU thuylieu1954@yahoo.com.vn

 

Và sinh viên trường  Đại học Tổng hợp Hà Nội

 

“Giáo sư  đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng những bài viết, trang sách của Giáo sư  sẽ mãi mãi là hành trang của biết bao thế hệ học trò hiện nay và mai sau. Xin được thấp ném tâm nhang kính dâng lên Giáo sư  - cây đại thụ của nền văn học hiện đại Việt Nam.” Nguyễn Văn Lợi loinguyenttvn@gmail.com.vn
 

Từ học sinh của Giáo sư đang sống ở trong nước:

 

“Mong cho linh hon Thay duoc yen binh noi chin suoi.vinh biet Thay. The he hoc tro se nho mai ve thay.” - le hanh lehanh454@gmail.com

 

Đến những học sinh đang sống ở nước ngoài:

 

“Giáo sư  ra di de lai muon tieng thom, that hanh phuc khi doi mat thay nam xua soi sang cho con vung buoc den bay gio. Thay oi ! Con khong duoc o ben thay giay phut cuoi, nhung niem thuong nho mai khong nguoi. Kinh can nghieng minh tu nơi xa xứ. Dau buon chia cat lệ cứ rơi. Van biet rang sinh ly thi tu biet. Sao buon reo rac qua buon oi. Học trò yêu quy cua thay, khoa 2000~2001 truong Truong Vinh Ky” - truong van luu congluu24582@yahoo.com.vn
 

Học trò của giáo sư đã kính cẩn viết hoa đại từ chỉ Giáo sư:

 

“Bao giờ lại có được những NGƯỜI Giáo sư  như thế ?. Vĩnh biệt Giáo sư .” Thanh Hà thanhnien4x@yahoo.com
 

Không chỉ các học trò, mà con cháu của những học trò cũng bày tỏ lòng tiếc thương về sự ra đi của  Giáo sư:

 

“Vĩnh biệt Giáo sư, cháu chỉ biết ông qua lời kể của mẹ cháu và các cô là cựu học sinh khu Học xá. Cầu chúc ông yên nghỉ !” - Nguyễn Việt Dũng Vietdungz173@yahoo.com

 

Những đồng nghiệp trong ngành giáo dục cũng bày tỏ sự thành kính sâu sắc đối với một nhà giáo tài năng và đức độ:

 

“Con là giáo viên toán đã có thời gian dạy tại trường THPT Trương Vĩnh Ký, con rất may mắn được nói chuyện với Giáo sư  dù không nhiều, lúc đó Giáo sư  gọi con lại và hỏi một vài câu chuyện nho nhỏ về chuyện đời sống, chuyện nghề nhưng lúc đó con cảm thấy rất hạnh phúc vì sự lan tỏa yêu nghề của Giáo sư  mà con cảm nhận được. Lúc đó Giáo sư  nói: “ Nhìn con Giáo sư  thấy sự trong sáng của người thày giáo mới ra trường đầy nhiệt huyệt Giáo sư  nhớ về tuổi trẻ của Giáo sư  quá”. Giáo sư  có căn dặn cọn một số điều mà đến bây giờ con vẫn nhớ mãi, vì lí do gia đình con không dạy ở trường THPT Trương Vĩnh ký được lâu mà con phải về quê công tác, nhưng với những gì con cảm nhận được sự truyền lửa yêu nghề của Giáo sư  con nhớ mãi, con nguyện sống yêu nghề, học suốt đời để không hổ thẹn với chính mình như lời Giáo sư  dăn con Giáo sư  ạ, con chúc Giáo sư  ở bên kia thế giới bình an và thầy vẫn làm nghề Giáo sư, Giáo sư  nhé.” - Hoàng vohoanyt@gmail.com

 

“Thành kính dâng nên nén nhang thơm để tiễn đưa một người thầy về cõi vĩnh hằng. dù chưa một lần được học và gặp gỡ thầy nhưng những tình cảm mà mọi thế hệ dành cho thầy luôn tỏa sáng cho những người đang theo đuổi sự nghiệp trồng người.” - nguyễn xuân vinh nguyenvinhcdktkt@gmail.com
 
“Xin chia buồn cùng gia đình Giáo sư . Giáo sư  ra đi là một niềm tiếc nuối cho nhiều học trò, cho nhiều thế hệ con người” - Tri Duc vedau_81@yahoo.com
 

Và những người không phải là học trò hoặc đồng nghiệp của giáo sư cũng tiếc thương sâu sắc sự ra đi của Giáo  sư :

 

 “Tôi không phải là học trò của GS Mai nhưng tôi rất cực kỳ thích câu thơ "Sinh viên "mấy" nấm mồ chôn chiến trường" của ông.Tôi rất tiếc là chưa được đọc chữ nào của Giáo sư  trong cuốn "Đời sống thợ thuyền trong chế độ tư bản" để so sánh với đời sống của mấy công nhân hiện nay tại "mấy" công ty có lãnh đạo nhận lương khủng có khác nhau không?! Xin thắp dâng Giáo sư  một nén tâm hương!” - dungvuong dungvuong2008@gmail.com

 

Mọi người đều trân trọng giá cao sự đóng góp to lớn của Giáo sư cho sự nghiệp trồng người:

 

 “Tiec thuong cho GS-NSND Hoang Nhu Mai, nguoi da co nhung cong hien lớn cho su nghiep giao duc, van nghe nuoc nha. NSND luon mai song trong long chung ta voi nhung ang van chuong tuyệt vời.” - Bui Bich Huong bonghuong101989@yahoo.com
 

“Xin gửi đến người Giáo sư đáng kính một nén tâm hương! Giáo sư ra đi nhưng di sản cao quý của Giáo sư  vẫn mãi ngời sáng.” - Nguyễn Quang quang@gmail.com

 

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)