Bạn đọc viết:
Vỉa hè "văn hóa" và vỉa hè dành cho người đi bộ
(Dân trí) - Từ xa xưa dân ta có ai gọi ăn uống vỉa hè là "văn hóa" đâu? Tôi thấy ngày trước các bà đi chợ ăn quà ở chợ đã "mang tiếng" lắm vì các cụ cho là ăn "vụng".... Còn mọi sinh hoạt vỉa hè được gọi là "ngoài đường, ngoài chợ"....
Minh: minh433@yahoo.com.vn
Tôi cũng nghĩ như bạn Minh. Lạ thật, từ ngày vỉa hè là nguồn thu chính và rất đáng kể của một số nhóm người bao gồm cả người bán hàng và cơ quan quản lý thì ngay lập tức ăn vỉa hè, uống vỉa hè trở thành "văn hóa"!? Họ đánh đổi cái gọi là "văn hóa" đó lấy tình trạng văn minh đô thị xuống cấp nghiêm trọng, đánh đổi nơi mà mặc nhiên là của người đi bộ để duy trì cái "văn hóa" đó khiến người đi bộ "được sánh vai" đi cùng xe ô tô, "ngang hàng" cùng xe máy...??? Tôi là người ngày ngày được chứng kiến cái "văn hóa" đó, tôi cũng thấy ngỡ ngàng về việc bây giờ vẫn có những nhà xã hội học, nhà quản lý còn coi cái đó là "văn hóa"!?
Phạm Ngọc Tho: Thocntd@gmail.com
"Theo tôi, việc cần chấn chỉnh không phải là bán ở đâu, mà vấn đề là lĩnh vực kinh doanh đồ uống có cồn cần được kiểm soát nghiêm ngặt" - Thân Hoài Anh: thanhoaianh@yahoo.com |
Phạm Thế Long: Mr.longbac@gmail.com
Nên thực hiện đúng luật pháp: vỉa hè là dành cho người đi bộ. Cấm tất cả mọi hoat động buôn bán trên vỉa hè. Ai muốn kinh doanh ăn uống thì phải có cửa hàng đủ diện tích cho khách ngồi, có sân để xe cho khách. Không nên để một số người được hưởng lợi ích từ việc sử dụng hè, đường. Chính vì sự buông lỏng này nên người ta thấy bám khu phố cổ vẫn kiếm tiền được nên không chịu sang khu dãn dân Việt Hưng. Còn việc hạn chế dần rượu bia thì sử dụng thuế để điều hành. Việc cấm bán trên vỉa hè là thực thi luật giao thông đường bộ, đừng bắt luật này phải gánh thêm nhiệm vụ hạn chế rượu bia!?
Phan Ngọc: Phanjades@yahoo.com