Bạn đọc viết:

Vị thế cầu Long Biên trong bảo tồn và phát triển

(Dân trí) - Theo tôi, về bảo tồn, cần tôn tạo và bảo tồn cầu Long Biên như di sản văn hóa. Về Phát triển, cần tách/rẽ tuyến đường sắt quốc gia đang chạy xuyên tâm Hà Nội ra tuyến vành đai, ngoại vi Thủ đô hiện nay…

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 

Về Phát triển: Bộ GTVT, ngành Đường sắt đã kiến tạo được những gì hay chỉ bám vào khai thác cùng kiệt hệ thống đường sắt đơn tuyến, khổ hẹp 1m cũ kỹ lạc hâu do người Pháp để lại từ 1954 đến nay?
 

Còn theo tôi, cần tách/rẽ tuyến đường sắt quốc gia đang chạy xuyên tâm Hà Nội ra tuyến vành đai, ngoại vi Thủ đô hiện nay và tầm nhìn tới năm 2050. Tuyến đường sắt quốc gia chuyên chở hàng hóa sẽ vượt sông Hồng bằng cầu Thăng Long ở phía Bắc. Xây cầu đường sắt mới ở phía Nam, mạn Văn Điển/Thường Tín hay ở tỉnh Hà Nam.

 

Phát triển đường sắt đô thị trong nội đô, tránh/loại bỏ hết các nút giao cắt giữa đường sắt với đường phố trong đô thị. Xây đường sắt trên cao, tàu điện ngầm nhiều tầng (đã và đang làm, nhưng ...)

 

Cải tạo, nâng cấp dần dần hệ thống đường sắt quốc gia thành tuyến đường đôi/hai làn (hai chiều), khổ rộng 1,43m như ở phần lớn các nước khác trên thế giới.

 

Về bảo tồn: Cần tôn tạo và bảo tồn cầu Long Biên như di sản văn hóa.

 

Giảm tải, ngừng khai thác, chạy tàu hỏa xuyên tâm đô thị qua cầu Long Biên như hiện nay. Chỉ duy trì chạy tàu du lịch (đầu máy hơi nước, tàu điện, kéo 2-3 toa chở khách du lịch) qua lại giữa hai ga Long Biên và Gia Lâm. Chỉ cho người đi bộ, xe đạp, xe thô sơ (không có động cơ) qua cầu Long Biên. Xe cơ giới qua cầu Thăng Long, Nhật Tân, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh trì...

 

Đứng trên các tòa cao ốc ngắm nhìn bao quát Hà Nội, xem bản đồ vệ tinh (Google map) sẽ thấy không nên xây thêm cầu nổi vắt ngang sông Hồng nữa. Mà nên xây hầm vượt sông để kiến tạo, giữ cảnh quan thiên nhiên hiền hòa cho Hà Nội và chuỗi đô thị vệ tinh. 

 

NMSơn: sonnm.sgd3@bidv.com.vn