Tổ chức lại cách điều khiển giao thông để lưu thông tốt hơn
(Dân trí) - Dòng người tham gia giao thông giống như dòng nước trên sông, nếu chảy đều thì sẽ nhanh và ngược lại. Thông thường ùn tắc hay xảy ra ở các giao lộ giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên, khi số lượng phương tiện ở đường ưu tiên quá lớn.
Việc cần làm ngay: Bố trí lại đèn tín hiệu (không nước nào chờ đèn đỏ đến 90 giây như ở Hà Nội)
1. Ưu tiên rẽ phải, đi thẳng và cấm hoàn toàn rẽ trái.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn |
- Cấm rẽ trái: thông thường rẽ trái thường chiếm thời gian lâu hơn, lượng phương tiện ít hơn, nghiêm trọng là chúng ta đã vô tình biến một ngã tư thành một ngã tám, dẫn đến việc lưu thông của các hướng khác sẽ bị ùn tắc theo, cộng dồn lại sẽ càng ùn tắc trong giờ cao điểm.
- Đi thẳng: nghĩa là chúng ta chỉ có hai hướng trên một ngã tư và tôi đề xuất thời gian tín hiệu đèn như sau:
Trên đường ưu tiên, thời gian Đèn xanh hoạt động là 30 giây + 3 giây đèn vàng. Tổng thời gian có thể là 33 giây.
Trên đường không ưu tiên thời gian đèn xanh hoạt động là 20 giây + 3 giây đèn vàng. Tổng thời gian có thể là 23 giây.
Sau khoảng này buộc tất cả các phương tiện dừng hẳn lại trong vòng 7 giây đèn đỏ để người đi bộ qua đường tại tám phía của ngã tư này.
Như vậy thời gian chờ đèn đỏ của đường ưu tiên là 30 giây, đường không ưu tiên 37 giây, người đi bộ là 67 giây.
Để rẽ trái từ đường ưu tiên vào đường không ưu tiên:
Các phương tiện bắt buộc rẽ phải vào đường không ưu tiên, đến một ngã ba để rẽ trái. Chúng ta tạo hai ngã ba trên đường không ưu tiên cách ngã tư này hai phía từ 200 – 300m tuỳ theo địa hình. Ngã ba này có chiều dài khoảng 50m vì nơi đây sẽ là nơi các phương tiện tập trung quay đầu. Khi tham gia giao thông nhiều sẽ “quen đường” để tự điều chỉnh hướng đi hợp lý.
Để rẽ trái từ đường không ưu tiên vào đường ưu tiên, các phương tiên đi thẳng qua ngã tư và rẽ trái tại hai ngã tư này.
Treo hình cảnh sát giao thông toàn thân, kích thước người thật, có khẩu hiệu cấm vượt đèn đỏ, mức tiền phạt đặt tại các ngã tư để nhắc nhở .
(ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet)
2. Phân làn xe hợp lý:
- Làn trong cùng bên phải dành riêng cho xe buýt, làn thứ hai dành cho xe máy (cấm hoàn toàn xe đạp và xe thô sơ vỡ khụng an toàn), làn thứ 3 cho xe tải và ô tô trên 16 chỗ. Làn thứ 4 bên trái chỉ dành cho xe ô tô dưới 16 chỗ. Xe dưới 16 chỗ được phép chạy vào làn dành cho xe tải, nhưng xe tải và xe trên 16 chỗ chỉ được chạy trên làn riêng của mình.
- Cấm hoàn toàn hiện tượng đỗ tại lòng đường bên phải để ưu tiên cho xe buýt. Xe buýt được chạy trên một làn ưu tiên có vạch sơn để phục vụ nhu cầu số đông, chạy ở làn trong cùng sẽ không phải chạy ra tạt vào bến, tiết kiệm thời gian, không ảnh hướng các phương tiện khác.
Chúng ta sẽ giảm được sự lộn xộn trên đường, giúp người điều khiển giao thông xác định được vị trí để điều khiển an toàn, chính xác. Giúp cơ quan chức năng dễ “ đếm” được lượng phương tiện giao thông để có các giải pháp quản lý tốt hơn.
3 . Các phương tiện tham gia giao thông nên bật đèn: Bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu sáng gần, đặc biệt khi trời mưa và khi hoàng hôn, ở châu Âu thì thấy gần như 100% các phương tiện tham gia giao thông bên đó đều bật đèn ban ngày. Nó giúp người đối diện hoặc người phía sau nhận dạng dễ hơn để tự tránh. Ngay tại các chốt giao thông, nếu đèn chiếu hậu sáng thì người phía sau cũng sẽ cẩn thận hơn, nếu đèn chiếu sáng vào phương tiện phía trước cũng có tác dụng cảnh báo người điều khiển phương tiện. Bật đèn có tác dụng cảnh báo từ xa. Hầu hết các loại ô tô và xe máy đắt tiền tiêu chuẩn châu Âu đều có chế độ tự động bật đèn khi tham gia giao thông.
Đinh Chí Hiệu
Hà Nội
LTS Dân trí - Rất nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc về những giải pháp khác phục tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của mọi người đến một loại “vấn nạn” mà hầu như mọi người ở những thành phố lớn đều gặp phải hằng ngày.
Tác giả bài viết trên đây đóng góp những ý kiến về việc điều hành hợp lý các loại đèn tín hiệu ở các giao lộ cũng như giải pháp phân làn xe trên mặt đường.
Mong rằng những ý kiến đóng góp của nhân dân được các cơ quan quản lý giao thông ở những thành phố lớn tham khảo, thấy điều gì hợp lý thì nên áp dụng.