Tiếp sóng tình người qua mưa bão
(Dân trí) - Thiên tai, bão lụt tuy đã là chuyện thường kỳ năm nào cũng xảy ra. Nhưng công tác dự báo tốt hơn thì sự chuẩn bị nhờ đó cũng kỹ càng hơn, giảm thiểu được thiệt hại. Ngược lại, nỗi đau lớn hơn và ám ảnh tiếc nuối còn mãi bởi bao cái “giá như…”
Tác nghiệp từ “trong bóng tối”
Các đường dây liên lạc của Dân trí lại một lần nữa sôi lên qua từng phút, từng giây bởi bao nỗi lo lắng, khắc khoải, âu lo… được nhấn mạnh qua mỗi phản hồi của bạn đọc gửi tới sau các thông tin cập nhật về tình hình bão lũ.
Trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng, vẫn có ngay những bản tin nhanh viết khá tốt, chỉ tiếc là chưa kèm hình ảnh, do chính những phóng viên nghiệp dư tác nghiệp từ vùng rốn bão. Có thể thấy rõ được những vấn đề lớn nhất nổi lên chỉ qua 3 “bản tin” nhanh được độc giả hỏa tốc truyền đi:
“Mình ở Cát Bà. Nói chẳng biết đâu xa xôi, quê mình đây nghe nói đã có 16 người mất tích. Tìm thấy xác của vài người rồi, toàn thanh niên. Nhiều người bị thương, phải cấp cứu trong bệnh viện huyện. Quê mình cứ khi nào có bão gió là lại mất điện nên thông tin về "siêu bão" không thông suốt. Mọi lần bão gió thì huyện cho loa phát khắp đường phố, làm công tác rất tốt. Nhưng chẳng hiểu sao lần này lại không thấy loa đài thông báo gì, cho nên thiệt hại về người và của sau cơn bão rất nghiêm trọng. Cũng may mắn nhờ có các chiến sĩ biên phòng và cứu hộ cứu nạn, giữa đêm khuya mưa to gió lớn, bão giật, họ vẫn chẳng quản ngại nguy hiểm để cứu sống nhiều người. Xin chân thành chia buồn với những gia đình bị thiệt hại về người và của. Và cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chiến sĩ biên phòng, những người tham gia cứu hộ cứu nạn” - Dung: nguyenthanhdung.1311@gmail.com
“Mình sống ở TP Nam Định. Quang cảnh đêm qua không khác gì những cảnh tàn phá trong phim cả. Hơn 6 tiếng đồng hồ trôi qua, dù nhà mình ở khu đô thị nhưng cũng rung lên, nhìn qua cửa thấy tôn và cây bay vèo vèo. Tháp truyền hình còn kịp nhìn những phút cuối trước khi đổ, cũng rất tiếc tiền của của Nhà nước. Sáng nay thấy cây cối gần như bật gốc ở mọi con đường, tường đổ, mái tôn hất tung, cây cảnh thì dù có đại thụ mấy cũng bay ra khỏi chậu. Điện vẫn chưa có trong toàn tỉnh, tôi đang dùng điện do máy phát. Nước cũng chỗ có chỗ không, cột điện thoại đổ nên sóng chập chờn... Đã hơn 1 ngày trôi qua, vẫn chưa có ĐIỆN” - TTL: tranly8205@gmail.com
Hải Phòng – Quảng Ninh - Nam Định - Thái Bình ơi…
Có thể cảm nhận sức nặng quá lớn của nỗi đau qua bao giọt nước mắt xót thương, qua bao lời nhắn gọi, gửi gắm nỗi lòng từ những người con đi xa đang hướng cả con tim và khối óc về quê hương - những nơi vừa phải gánh chịu và hiện đang lo khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai để lại. Bất kể đường dây liên lạc nào cũng được những người lòng dạ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò huy động, với hy vọng ít nhiều cũng gặp được những cánh tay chờ đón tiếp sóng tình người thay cho máy móc.
Nhiều dự báo sơ bộ cũng được chính người dân đưa ra, trong đó đều nhấn mạnh sự bất ngờ dẫn tới thực tế trở tay không kịp với nhiều người dân vùng bão vừa tràn qua.
“Chắc tại lâu lắm rồi quê mình mới bị cơn bão to, nên mọi người không đề phòng cẩn thận. Cơn bão này chắc là thiệt hại lớn. Hiện tại thì chưa liên lạc được với người nhà ở quê.…Chẳng biết thế nào nữa?” - Phạm Văn Giám: phamvangiam86@gmail.com
“Bão lớn quá mà mấy người dự báo như thế sao? Làm ăn kiểu gì thế không biết ? Mình không liên lạc được với bố mẹ, gọi cho bác thì nói nhà mình cũng bị tốc mái bếp và 1 số chỗ nữa. Lo quá, mất điện, mấy ngày nữa mới liên lạc được về nhà đây ???” - Mai Thương: thienduonghanhphuc_04092006@yahoo.com
“Cát Bà tan hoang vì bão, nguyên nhân là do người dân không có thông tin về bão nên nhiều người chết” - Nam: namtuocbngtoi008008@gmail.com
“Lo lắng quá, không biết ở nhà thế nào rùi :(( “ - Trần Trang: xxx.khenh@yahoo.com
“Mình rất nóng lòng muốn biết tin chi tiết về Nam Định mà sao không thấy đưa hình ảnh mấy vậy. Mình chia sẻ nỗi mất mát, vất vả với mọi người nhé”” - Nguyễn Thu Hiền: nthien7571@yahoo.com.vn
“Mình liên lạc về nhà mà không được, lo quá, nhà lại gần biển Quất Lâm nữa chứ. Đúng là khí hậu đang biến đổi, con người gây ra và bây giờ đang dần gánh lấy hậu quả… Không biết có ai không nhận ra điều này không???” - Cao Thị Hiền: caohiensp2@gmail.com
“Không biết khi nào hệ thống diện tại Thái Bình được khôi phục? Không gọi điện được cho bố, cho em, cho mọi người ở nhà… Sợ và lo quá đi mất thôi! Thương bố quá, hu hu…” - Nguyễn Thị Quyên: quyen.nnqb@gmail.com
“Thái Bình ơi, cố lên!” - Phạm Đình Cương: vuninhkienxuongthaibinh@gmail.com
“Hix, lo cho mẹ ở nhà quá! Chiều 28 mẹ gọi điện lên nhắc mình đi cẩn thận vì ở nhà gió to, mẹ ra đường bị gió thổi ngã. Hôm nay gọi về nhà mãi mà không được. Nhà mạng ơi, khắc phục lỗi mạng đi để còn gọi về cho mẹ” – Thuy Xinh Nguyen: hoathiendieu2208@gmail.com
“Híc… Mình không gọi được về nhà, lo quá! Mà nghe nói Thụy Xuân thiệt hại nặng quá” - Mai Hằng: maihang150489@gmail.com
“TBình ơi TBình! Mình gọi về nhà thấy báo giờ này điện mất, nước mất, chợ tốc mái, cây gãy đổ, điện thoại chập chờn… Lo quá!” - Mai: tuyetmai11783@yahoo.com.vn
“Ôi bão ơi là bão! Nam Định còn nghèo mà... Nhà ta cũng bị tốc mái bếp… huhu…” - Ninh Thị Hiền: ninhhien_ltmt@yahoo.com
“Nam Định lại mất mùa, đói kém rùi… Sống thế nào đây?” – Huong Tran: huongtran206.nd@gmail.com
“Có ai biết thông tin vùng Hải Hậu, Nam Định không ạ, cho em xin ít thông tin với. Em điện về nhà mà không được cả di động lẫn điện thoại bàn. Lo quá!” - Trần Tâm: zxate@yahoo.com
“Nhà mình ở Thái Thụy, Thái Bình, đọc báo thấy Thái Thụy thiệt hại quá. Mà điện thoại thì không có cách nào gọi được, lo cho mọi người quá!” - Lê Ngọc Anh: leanhmac@gmail.com
“Trời ơi, bão sao mà to thế! Không biết nhà mình thế nào nữa mà từ sáng điện về nhà không được. Lo quá!” – Nguyen Ngoc: datngocpp@yahoo.com
“Lòng con rối bời vì 2 ngày nay không liên lạc được về nhà, không biết mẹ và mọi người ở nhà ra sao?” – Mai Huong: maihuongkt09@gmail.com
“Thái Bình quê tôi thật tan hoang quá… Còn người cha già ở nhà một mình mà không sao liên lạc về được, lo lắng quá!” - Pham Duy: duyetkute@gmail.com
“Hic, em bé (nạn nhân) này ở gần nhà mình, còn đang đi học cấp 1 mà. Khổ thân em quá. Giờ không thể liên lạc được về nhà. Lo quá đi mất!” - Nhật Linh: tlinh_xlc@yahoo.com
“Hãy thông tin cụ thể hơn về thiệt hại về người và tài sản ở Nam Định đi ạ, hiện tại đã mất liên lạc với gia đình nên rất nhiều người lo lắng. Đề nghị Dân trí bổ sung phóng viên viết thêm nhiều tin, bài về tình hình các xã ven biển Thịnh Long, Quất Lâm - Nam Định đi ạ” – Hanh Pham: phamthihanh02071986@gmail.com
“Bão to quá, lại chỉ khổ bà con ta thôi!” - Nguyễn Huy Phương: caogia040694@yahoo.com.vn
“Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến những gia đình có thân nhân bị thiệt mạng hoặc mất tích. Cầu chúc cho linh hồn những người xấu số được bình an. Rất mong các cấp chính quyền có sự hỗ trợ kịp thời cho những hộ dân bị thiệt hại!” - Jinho: jinhoo2149@yahoo.com
Cũng đã được biết rằng đường đi của bão số 8 vô cùng phức tạp, nhưng những lời trách cứ đầu tiên của người dân vẫn nhằm vào cơ quan khí tượng khá nhiều. Tiếp đó là rất nhiều câu hỏi lại tiếp tục được người dân đặt ra với công tác chuẩn bị, chất lượng các công trình xây dựng mà nổi lên sau cơn bão số 8 này là tháp truyền hình Nam Định.
“Dự báo thời tiết sai dẫn đến người dân Hải Phòng bị động hoàn toàn, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Chúng tôi còn chuẩn bị lương thực cho các tỉnh miền Trung, Thanh Hóa... Ôi dân ta nghèo giờ lại càng nghèo hơn!” - Tam An: binh.tam.an106@gmail.com
“Tối 28 do gió quá to ảnh hưởng của bão khiến cột phát sóng mới xây dựng của đài truyền hình tỉnh Nam Định bị đổ, làm 1 người bị vỡ đầu và nhà bị sập” - Hồng: Xukavanchonobita18@yahoo.com
“Tổn thất do thiên tai gây ra thật lớn. Biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra các loại hình thời tiết diễn biến khó lường. Cột truyền hình Nan Định khi thiết kế không tính đến khả năng chịu bão hay sao? Cao 180m bão cấp 9-10 mà đổ như vậy, gặp bão lớn hơn thì sao? Lãng phí tiền của quá, 40 tỉ đồng có thể đem lại an sinh cho biết bao người....” – Tuan Anh: tuanmvns@gmail.com
“Đã được dự báo trước và triển khai các biện pháp phòng chống, nhưng vẫn thiệt hại lớn quá! Các tỉnh, thành phố nên quan tâm đến việc chọn loại cây gì trồng ở các đô thị để giảm thiểu cây đổ, cây gãy. Trước mùa mưa bão, các công ty công viên, cây xanh nên kiểm tra để làm tốt hơn việc tỉa cành hoặc đốn hạ các cây có nguy cơ cao gãy đổ. Vừa qua tại phố Lò Đúc, Hà Nội có sự cố đổ cây gây chết người, nhưng bây giờ vẫn còn 1 cây xà cừ có nguy cơ cao bị đổ mà chẳng có cơ quan nào đốn hạ?...” - Binh: poppylibra@rocketmail.com
“Trả lời câu hỏi về nguyên nhân gây đổ tháp truyền hình (NĐ), ông Trần Anh Tú nói: “Do bão vào trong thành phố đột ngột đổi gió với cường độ cực mạnh (gió giật trên cấp 12), mạnh hơn dự báo ban đầu nên tháp không thể chống chọi được” - Tháp này chỉ được thiết kế chịu được bão cấp 12 trở xuống? Nghe ông Giám đốc nói không thể tin nổi. Hiện đại nhất miền Bắc mà chỉ chịu được dưới cấp 12, không hiểu Đài của ông có phải là chủ đầu tư không, hay ông nói theo chủ đầu tư?” - Phúc Minh: khachau.nguyen@yahoo.com.vn
“Ai chịu trách nhiệm những trận bão này nhỉ, rất nhiều người ăn lương để chịu trách nhiệm dự báo và đưa ra phương hướng phòng tránh lụt bão cơ mà?” - Trịnh Ngọc Thanh: thanh.dthn1@gmail.com
“Thiên tai thật hung dữ, xin chia buồn về những mất mát và thiệt hại. Tháp truyền hình mới xây mà đổ? Người thiết kế chắc đã tính tới sự an toàn trước thiên tai, nhưng liệu chủ đầu tư và người thi công có làm đúng không?” – Trần Canh: canhtran@yahoo.com
“Thật khó tin khi tháp truyền hình hiện đại nhất phía nam miền Bắc và ở một tỉnh duyên hải Bắc bộ mà lại chỉ có thiết kế chịu bão dưới cấp 12. Không biết chủ đầu tư có tầm nhìn đến đâu?” - Kiên Lê: khongten_1207@yahoo.com
“Việc xây dựng tháp truyền hình có phải có “mùi” gì đây??? Ở miền Trung thuờng xuyên hứng bão như Đà Nẵng mà bao năm năm tháp truyền hình có vấn đề gì đâu?” - Trung: trungkiller17@yahoo.com
“Tháp truyền hình Nam Định trị giá khoảng 40 tỉ đồng mà lại bị sập sau một cơn bão???” - Nguyễn Linh: lafoleong_dongbim@yahoo.com
“Tháp truyền hình cao 180 m mà chẳng có dây néo dọc thân tháp gì cả. Bão có thể dự báo trước được, còn nếu có động đất bất ngờ thì sao? Công trình mấy chục tỷ đồng mà thiết kế, thẩm định không chú ý hệ số an toàn gì cả thì có lẽ phải trả giá cũng là đúng thôi” - Nguyễn Trọng Hiếu: hieupvc1@gmail.com
Cũng đúng là ở đất nước lắm mưa nhiều bão như VN, thì nói như Tuan Anh phamthihanh02071986@gmail.com: “Mưa bão là chuyện của Trời, mình phải chịu thôi, than vãn làm gì” cũng phải. Nhưng khi công tác dự báo làm tốt hơn, hiệu quả sát thực hơn thì chí ít người dân cũng không bị quá bất ngờ, dẫn tới hạn chế tối đa được chủ quan, giảm thiểu được thiệt hại.
Nhưng rồi chắc là tới đây, như thường lệ, tâm điểm dư luận lại chuyển sang một lĩnh vực khác mà xưa nay vẫn thường phải giơ đầu chịu báng mỗi mùa mưa lũ. Đó là công tác dự báo thời tiết của ta. Lại dấy lên bao câu hỏi, để rồi mùa sau dân lại vẫn phải hỏi tiếp…
Khánh Tùng