Pháp luật về chuyện gốc gỗ sưa và tiền trong chiếc loa thùng

Pháp luật là thượng tôn, nhưng nhiều bạn đọc mong muốn là trên cơ sở tuân thủ luật pháp, vận dụng theo hướng sao cho có lợi cho dân nhất. Dĩ bất biến ứng vạn biến ( giữ vững nguyên tắc, đồng thời xử lý linh hoạt tùy trường hợp cụ thể) mà! Thế mới thể hiện rõ Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Hai vợ chồng  người mua bán ve chai (

Hai vợ chồng  người mua bán ve chai (anh Vương chị Hồng) - người tìm thấy 5,2 triệu yen Nhật trong chiếc loa thùng đồng nát

Gần đây, dư luận quan tâm đến chuyện mới xẩy ra ở Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Thời và con trai là Nguyễn Quang Huy (trú tại xã Phúc Trạch) đi thả lưới, rà cá thì phát hiện ra gốc một gỗ sưa tại đây, đã huy động các người thân cùng nhau trục vớt. Theo giá nếu bán cho thương lái Trung Quốc thì giá trị gốc gỗ sưa này là 20 tỉ đồng. Còn ở TP Hồ Chí Minh, trong khi đi mua ve chai, chị Hồng có mua một chiếc thùng, dạng đài cassette kiêm loa phát công suất lớn đã cũ, mục nát, tháo để lấy kim loại bán phế liệu. Vừa mở ra, chị phát hiện một chiếc hộp gỗ dài khoảng 20cm, rộng khoảng 15cm và sâu khoảng 30cm. Tiếp tục mở chiếc hộp thì thấy trong có 5,2 triệu yen Nhật (tương đương 1 tỷ đồng VN)

Hai chuyện đó có chỗ giống nhau ở chỗ đều nhặt được tài sản. Vậy theo luật, ai được thụ hưởng số tài sản nhặt được đó và thụ hưởng như thế nào? Đó là câu hỏi lớn được dư luận quan tâm.

Theo luật, quy định của Điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 : Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khoản 6, Điều 4 của Nghị định 96/2009 của Chính phủ Về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam quy định: Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm nếu không thông báo, không giao nộp tài sản được tìm thấy hoặc tự khai quật, trục vớt tài sản thì không được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này và bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 17 của Nghị định 96/2009 quy định Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy như sau:

1. Tổ chức, cá nhân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất mà ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản được tìm thấy như sau:

a) Nếu tài sản có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì xử lý theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

b) Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm.

Vậy chuyện ông Thời vớt được gốc gỗ sưa và chị Hồng nhặt được tiền Yen Nhật trong loa thùng, có chỗ khác nhau cơ bản gì để đi đến quyết định có thưởng không, thưởng cho ai và mức thưởng như thế nào?

Theo LS Trịnh Anh Dũng, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, việc chị Hồng nộp tài sản phát hiện cho cơ quan công an là đúng với quy định pháp luật, sẽ được thưởng

Còn việc trích thưởng cho người có công tìm thấy gốc gỗ sưa, một lãnh đạo huyện Bố Trạch cho rằng nếu trong trường hợp người dân tìm thấy và báo cho chính quyền hay cơ quan chức năng biết để cùng phối hợp tìm kiếm, trục vớt thì sẽ xem xét đến công lao. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sau khi tìm thấy, người phát hiện đã bí mật khai thác và sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện nên khó xem xét đến việc có công.

Hai vợ chồng  người mua bán ve chai (

Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc băn khoăn, muốn việc giải quyết chuyện tình thưởng phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mà xem xét để giải quyết để vẫn giữ vững cái lý nhưng cũng nên có cái tình.

Luật sư Lê Minh Tâm, Văn phòng Luật sư Hướng Dương (Quảng Bình) –cho rằng, khi tình cờ phát hiện gốc sưa, cha con ông Thời ở thôn 4Phúc Đồng, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã không chủ động thông báo cho cơ quan chức năng mà tự ý trục vớt. Việc làm này đã vi phạm Khoản 6, Điều 4 của Nghị định 96/2009 của Chính phủ về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam. Luật sư Tâm giải thích thêm” “Cha con ông Thời chỉ được trích thưởng trong trường hợp: Sau khi phát hiện tài sản của nhà nước phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng”.

Dựa vào luật, ý kiến của Luật sư Tâm phân tich là đúng. Tuy nhiên nhiều bạn đọc gửi phản hồi về báo Dân trí bày tỏ sự chưa đồng thuận như sau:

“Dù sao cũng cho người dân một ít chứ. Biết lý lẽ là vậy. Nhưng sống phải có cái tình chứ.”-Lê Hải haile10091987@gmail.com

“Gốc cây sưa được phát hiện một cách may mắn và tình cờ. Dù sao cũng phải có tinh thần động viên người có công. Đừng nên áp dụng luật mà mất lòng dân.Theo tôi phải có khen thưởng đối với cha con ông Thời mới đúng. Làm được như vậy thì dân mới nể phục”-Quang Anh quanganhsilat@yahoo.com

“Gốc rễ của một cây gỗ nói chung hay gốc cây gỗ sưa nói riêng là loại phụ phế của một cây gỗ sau khi khai thác gỗ, không có một qui định nào trong luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam là tài sản quí (báu vật) hay tài sản quốc gia. Nếu không thuộc tài sản quốc gia thì đâu cần phải báo chính quyền địa phương sở tại hay một cơ quan nào đó có thẩm quyền quản lý tài sản. Mặt khác cho tới nay không ai giải thích được giá trị và giá trị sử dụng của gỗ sưa là gì. Tất cả chỉ là những đồn thồi từ Trung Quốc. Vì vậy chính quyền địa phương can thiệp thu hồi là không đúng." Huỳnh huynhvn75@yahoo.com.vn

“Chỉ là gốc cây, người ta không phải là vào rừng chặt phá cây đang sống để lấy gốc, mà là nhìn thấy thì vớt. Nếu là gốc gỗ bình thường vớt về làm củi thì có phải báo cho Nhà nước không? Cứ thấy đồn tiền tỉ mà chả ai biết gỗ sưa dùng dể làm gì. Cái tài sản "bị chôn giấu, bị chìm đắm" này mơ hồ quá.Nếu có giá trị thì cũng chia % cho người tìm thấy chứ. Người ta cũng nghèo. Luật gì cũng phải có lợi cho dân.”- Doan Ngoc Doan doan.tdlc@gmail.com\

“Đây là gốc cây đã bị mất ngọn rất lâu rồi, nếu xét về vi phạm thì người dân không sai. Nhà nước bảo là tài sản cua nhà nướcthì thử hỏi nhà nước có biết còn bao nhiêu gốc sưa không, chắc là không biết vì có quản lý đâu mà biết. Vậy theo tôi đừng hành dân nữa”- Vũ Thắng thang.vu1980@gmail.com

“Chán thật, chẳng khác nào người dân ra sông bắt được con cá to không mang lên bờ được, thế rồi chính quyền sở tại "giúp" sức mang lên bờ thành tài sản của Nhà nước, mà chẳng cắt chia cho họ một phần nhỏ để động viên.” -Law vumanhcuong sxd@yahoo.com.vn

“Người phát hiện gốc sưa khủng không được thưởng cũng không được hưởng vì trái luật. Nếu luật như vậy thì nên sửa lại luật, bất công quá, nghe đâu người dân ở một nước nào đó đã phát hiện một kho vàng trị giá hàng triệu đô la mà Nhà nước đó vẫn cho người phát hiện được quyền hưởng. Đó là điều đáng suy ngẫm.”-Nguyễn Ngọc Trung trung.nguynngc46@gmail.com

“Tôi đồng ý kiến với bạn. luật do Nhà nước làm ra thì phải có lợi cho dân chứ. Ở đây tôi không hề thấy người dân có lợi gì. Tôi nghĩ luật nên thay đổi như thế này ai phát hiện ra thì người ấy được hưởng. Nhà nước chỉ nên căn cứ vào giá trị của vật đó mà đánh thuế thu nhâp.”
Trần Văn Bắc bacsun88@gmail.com

“Ở nước khác, ai phát hiện ra thì người đó được hưởng, Nhà nước chỉ căn cứ vào giá trị mà đánh thuế thu nhập.”-Congly cong ly46@gmail.com

Như vậy, điều nhiều bạn đọc mong muốn là tuân thủ luật pháp nhưng nên vận dụng theo hướng sao cho có lợi cho dân nhất. Dĩ bất biến ứng vạn biến ( giữ vững nguyên tắc, đồng thời xử lý linh hoạt tùy trường hợp cụ thể) mà! Thế mới là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Nguyễn Đoàn