Bạn đọc viết:
Ngẫm về đường đi của một thông tư mà ... buồn!
(Dân trí) - Từ bức thư của nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng GDĐT, nếu suy nghĩ giản đơn thì thấy việc chậm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là tắc trách, chậm trễ... thường diễn ra trong hoạt động của hầu hết bộ ngành.
1. Trước hết, đó là biểu hiện của một lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, nhất là khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo mà vẫn để có những trẻ em phải chịu cảnh thiếu đói như vậy là sao? Đây cũng chính là câu hỏi mà Thủ tướng đã đặt ra với lãnh đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong hội nghị trực tuyến của Bộ này sáng 7/1: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”
Cũng vì cách hành xử như vậy nên trong bức thư của mình, ông Trần Đăng Tuấn đã phải đặt ra câu hỏi rất đáng suy ngẫm: “… chúng ta liệu có thể nhìn vào mắt trẻ con mà không thấy ngượng?” Có điều gì thật đáng trăn trở từ lối quản lý chỉ có thể hiểu là vô cảm, lạnh lùng của một cơ quan nhà nước “của dân, do dân và vì dân” như vậy?
3. Việc Bộ GDĐT chậm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện đã làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của VBQPPL nói riêng và hoạt động QLNN của bộ máy nhà nước nói chung, vì:
- Đã làm cho Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2011, nhưng đến nay vẫn chưa có đầy đủ hiệu lực trên thực tế.
4. Vậy cách khắc phục nên như thế nào?
Các cơ quan QLNN có thể đưa ra hàng tá lý do để biện minh cho việc làm chậm trễ, tắc trách của mình. Ví dụ như: thiếu nguồn kinh phí chăng? (ông Tuấn đã nêu trong thư); Bộ còn phải tập trung cho nhiều công việc quan trọng hơn (việc trong QĐ 60 ít quan trọng sao?); phải chờ đợi sự phối hợp của các bộ khác; hoặc do năng lực nghiên cứu, soạn thảo VBQPPL của đội ngũ chuyên viên (soạn thảo một bản thông tư khó đến thế sao?).. v.v.. và…v.v…
Nhưng những lý do trên chẳng mấy thuyết phục khi trách nhiệm công vụ cũng như ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật của mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi công chức chưa được đề cao. Chỉ cần vậy thôi thì thông tư chắc chắn sẽ được ban hành đồng thời với Quyết định như luật quy định hoặc chí ít cũng phải sớm hơn, chứ không đến nỗi kéo dài đến 14 tháng như đã diễn ra trong thực tế.
5. Một việc nhỏ mà làm không tốt thì nói gì đến những cải cách to lớn khác!
Thật xót xa cho một chủ trương bị thực hiện không tốt từ một việc ban hành một thông tư hướng dẫn! Từ những vụ việc đáng tiếc như thế, mong rằng các cơ quan nhà nước cần quan tâm đến việc chấn chỉnh công tác ban hành VBQPPL, đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính và rộng hơn là đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhà nước.
Hồng Hà (từ Melbourne, Australia)