Bạn đọc viết:

Lỗi tại cái ngã ba!

(Dân trí) - Vụ công dân đầu tiên kiện CSGT thua “chung cuộc” lại làm dấy lên tranh luận của bạn đọc xung quanh định nghĩa “thế nào là cái ngã ba?”, với nhiều lý giải “ngã Tam”, “ngã 2 +1”, “cái bẫy”…phân tích của bạn đọc có email: Mercury2002@gmail.com nêu ý kiến chung của nhiều người.

 
Lỗi tại cái ngã ba! - 1
Điểm giao giữa đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy có phải ngã ba?

 

Nếu sự việc đúng như bài báo nêu thì tôi xin mạn phép có 1 vài ý kiến sau:

 

1. Theo Điều 40 của Luật GTĐB2008 thì đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy đều được gọi là đường bộ, nên giao nhau giữa 2 đường đó không phải là ngã 3 thì là gì? Tòa xử kiểu này dân không thể phục được. Cái này chắc phải đề nghị Bộ Tư Pháp hoặc cao hơn là UBPL Quốc hội cho ý kiến.

 

2. Theo Luật GTĐB2008 thì UBNDTP Hà Nội có thẩm quyền qui định về tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Như vậy văn bản của UBNDTP Hà Nội là có hiệu lực. Tuy nhiên, văn bản này không được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi với người dân (dân chỉ được học Luật GTĐB thôi). Và trong trường hợp này đã không được cụ thể hóa bằng các biển báo trên đường Xuân Thủy, sau đoạn giao với đường Phan Văn Trường. Cái này là lỗi của Sở GTVT Hà Nội và cơ quan chủ quản là UBNDTP Hà Nội.

 

3. CA Quận Cầu Giấy phạt lái xe theo văn bản của UBNDTP Hà Nội là đúng tinh thần văn bản, nhưng lại không lưu ý đến lỗi không cắm biển của Sở GTVT Hà Nội (do không cắm biển báo nên vô hình trung hiệu lực của văn bản trên lại xung đột với qui định về biển báo nêu tại Luật GTĐB, nên trong trường hợp này không phạt mới đúng). Trường hợp có 2 qui định xung đột lẫn nhau thì phải theo văn bản cấp cao hơn chứ???  Đúng ra trách nhiệm của CA Quận Cầu Giấy là thấy có sự bất hợp lý như vậy thì phải có trách nhiệm thông báo tới Sở GTVT Hà Nội để điều chỉnh. Đằng này lại cứ cố tình phạt dân nên dân không phục và đi kiện là đúng thôi.

 

4. Khổ chủ bị phạt vì 2 nguyên nhân: không biết về quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội và lỗi không cắm biển của Sở GTVT Hà Nội. Theo tôi hiểu thì dù có biết đến quyết định 2053, nhưng không cắm biển cấm thì vẫn dừng đỗ được vì là người dân không bắt buộc phải nhớ hết được hàng nghìn văn bản của các cơ quan nhà nước. Mà các thông điệp đó phải được các cơ quan thừa hành bằng cách nào đó đưa đến tận tay người dân tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này thông điệp chính là biển cấm. Do đó,  CA Quận Cầu Giấy không có căn cứ để xử phạt.

 

5. Theo tôi, việc khổ chủ kiện CA Quận Cầu Giấy là đúng nhưng chưa hợp lý và đúng cách, vì trừ trường hợp CA làm sai Luật thì Tòa mới xử CA thua thôi. Đúng ra, trong trường hợp này, khổ chủ trước hết phải làm đơn gửi Sở GTVT Hà Nội hỏi về vấn đề biển báo, ngã 3. Nếu Sở GTVT trả lời bằng văn bản là quên cắm biển hay chưa cắm biển thì lấy căn cứ đó để kiện CA. Nếu Sở GTVT không trả lời thì khiếu nại lên CQ chủ quản là UBND TP. Nếu UBNDTP không trả lời thì kiện  Sở GTVT tội thiếu tinh thần trách nhiệm rồi sau đó kiện CA cũng chưa muộn. 

 

Mercury 

email:  Mercury2002@gmail.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm