Làm việc tốt, nói lời hay thời nay… càng khó!

(Dân trí) - Thông tin về việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu “kiểm tra đột xuất, xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu dân” cùng ý tưởng y bác sĩ nói lời cảm ơn bệnh nhân, được dư luận đón nhận khá dè dặt. Bởi thời nay những việc tốt... khó tin làm được lắm.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp) 
 

Kiểm và Tra  

 
Lý do chẳng cần nói, ai cũng biết. Làm tốt, làm nghiêm được như thế thì cán bộ vốn chẳng ai sống nổi bằng lương còn cửa nào để có… “lậu”. Không hành dân là chính thì “đổ thóc giống” ra mà ăn ư, nói gì đến tậu nhà, sắm xe, lo “học bổng” cho con cái du  học Anh, Pháp, Mỹ, Úc…???

 

Thế nhưng như kết quả đợt thanh kiểm tra “nghi án chạy công chức 100 triệu” còn nóng hổi đó, kết quả vẫn là… TỐT CẢ (!!???). Tiếp sang cái sự kiểm tra nghiêm và xử lý nghiêm này nữa, hy vọng chỉ có thể nói là càng quá mong manh.

 

"Khó lắm Bác Thảo ơi! Nhưng nếu bác làm triệt để được thì dân hoan nghênh nhiều lắm” - Viet Cuong: doantotnghiepk43ccm5@gmail.com

 

“Mong là các bác làm đến nơi đến chốn, đừng nói xong để đấy. Nên đặt ra tiêu chí và kế hoạch cụ thể, rồi phải công bố thông tin và kết quả cụ thể để dân kiểm tra và theo dõi hàng tháng” - x7hate:  x7hate@gmail.com

 

“Kiểm tra đột xuất cũng chỉ là xác suất, mang tính tạm thời, không thể cải thiện về lâu dài. Nên có thiết bị ghi âm và ghi video quá trình tác nghiệp của cán bộ, như vậy mới triệt để được” - Viết Trí: tri.pham84@gmail.com

 

“Kiểm tra như thế nào để ra vụ việc, chứ kiểm tra theo hình thức ‘đoàn đội’ như từ trước đến nay thì có khi đã không phát hiện được gì,  lại mất thêm kinh phí vì toàn thấy Tốt Đẹp? Tôi nghĩ,  kiểm tra kiểu này mà ra được những ‘tổ con tò vò’ thì đã chả có nhiều tiêu cực đến thế?” - Hoa:  hoathanh@gmail.com

 

“Để xem có ‘xử’ được ai không? Tôi thì cho rằng nếu đoàn kiểm tra làm việc nghiêm túc thì… không có chỗ để xét xử cán bộ (nhũng nhiễu dân) đâu!!! Chúng ta cùng chờ vậy” - Hải Đình: ndhai79@yahoo.com.vn

 

“Tốt quá! Chỉ tiếc là nếu cứ để đoàn kiểm tra "tự tìm" thì không thể hết, không thể kịp thời. Vậy nên đề nghị Hà Nội kết hợp thêm với việc công bố số điện thoại của ban chỉ đạo, đồng thời mở cuộc vận động nhân dân phản ánh những hiện tượng tiêu cực để có thêm "tai mắt " mà kiểm tra, xử lý. Mà cả nước cùng làm thì mới dám "hi vọng" có thể ''xoay chuyển" (ở đây chỉ hi vọng thôi, chứ xoay chuyển thì có lẽ "còn đợi đã"!” - Gopy:  gopyngn@gmail.com
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 

Nợ nụ cười

 
Trong đoạn quảng cáo cho một bộ  phim nước ngoài, tôi rất ấn tượng với lời nhắc nhở của anh chàng trẻ tuổi với cô gái xinh đẹp "Anh sẽ ghi vào sổ, rằng em nợ 1 nụ cười..." Vâng dân gian có câu: 1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, cũng có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua...Thế nhưng văn hóa nở nụ cười, nói lời xin lỗi, cảm ơn của những người làm việc trong các ngành dịch vụ của VN thời nay xem ra đang dần trở thành những... nhiệm vụ bất khả thi?
 

“Tôi đã từng sống ở nước  ngoài, thấy y bác sĩ cảm ơn bệnh nhân là chuyện bình thường” - Ngoc Manh:  manhkorea21@yahoo.com

 

“Nhiều người chúng ta cái gì cũng thích so với HÀN QUỐC, vậy vấn đề này cũng nên hoc hỏi  họ đi. Vào viện ở HQ bệnh nhân là thượng đế. Giáo sư, bác sĩ, y tá… cũng phải chào hỏi bệnh nhân như khách hàng vào khách sạn 5 sao vậy. VN ta bao giờ mới làm theo được như họ? Thật buồn cho dân ta, khổ đến bao giờ đây ông Trời ơi???” – Nguyen Vi:  nguyenvi1218@yahoo.com

 

“Văn hóa ở các bệnh viện VN nhìn chung còn rất kém. Tôi xin kể lại câu chuyện thật 100%, đó là tôi đi XKLĐ bên Hàn Quốc đã 6 năm, do hay đau lưng và bệnh đường tiêu hóa nên thường xuyên đi khám bệnh. Thời gian khám chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, rất nhanh gọn, chính xác. Bác sỹ rất tươi cười, ân cần, vui vẻ. Mình chào họ, họ cũng cúi đầu chào lại bệnh nhân, thật ấn tượng vô cùng. Mong sao Bộ Y tế cải cách thật sự, chấn chỉnh thật sự lại đội ngũ nhân viên cho đúng với y đức của người thầy thuốc” -  Nguyen Van Tan:  nhoem673000@yahoo.com

 

Còn ở VN ta hiện nay dù xã hội đã phát triển hơn, cuộc sống cũng đi lên khá nhiều mà trong các ngành dịch vụ công người dân hầu như chỉ luôn thấy những gương mặt… không biết cười, những cách ứng xử… không còn gì để nói…

 

“Tôi công tác trong ngành Y từ 1995-2005 thì tôi xin ra khỏi ngành vì quá chán nản. Thực sự tôi cũng rất sợ phải vào BV - nơi mà có nhiều người tôi đã từng quen biết,  tôi rất hiểu trình độ của họ (để những người như vậy khám thì… không biết thế nào?) … Hàng ngày tôi vẫn thường xem trên TV chương trình VTV2 lúc 23h15. Nhìn cảnh BV nước họ mà… thèm, tại sao môi trường của họ tốt đến vậy? Ở đó người bệnh được đối xử mới đúng như một con người. Là người dân tôi luôn tự hỏi: Đến bao giờ bao giờ nước ta mới được như vậy?” - Hồ Quang Vinh:  vinhpholu@yahoo.com.vn

 

“Tôi thấy ý tưởng này rất hay. Nhân viên y tế nên có văn hóa này. Đặc biệt là những người học thức càng cao càng cần phải có. Lâu nay tôi cũng giống như mọi người, tâm lý rất ngại khi vào bệnh viện. Và số tôi không may hay sao ấy mà chưa bao giờ gặp được người bác sĩ nào nhẹ nhàng, ân cần, nhiệt tình. Không cần nghe bệnh nhân trình bày (bệnh nhân cố trình bày để mong bác sĩ nắm được bệnh tình của mình), thì chưa nói hết 1 câu đa phần là đã bị mắng rồi... Tôi luôn có cảm giác họ rất coi khinh bệnh nhân, và tôi cảm thấy rất buồn vì những cách cư xử như thế!” - Hương: dinhnguyen211@gmail.com

 

 “Từ khi bắt đầu vào lớp mẫu giáo lớn là chúng ta đã được thầy cô dạy hai từ XIN LỖI  và CẢM ƠN. Sau đó trải qua 12 năm phổ thông, 4 – 5 năm học đại học. Bác sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa 1, 2  thì tùy theo ngành phải học thêm 2 đến 4 - 5 năm nữa. Vậy mà Bộ Y tế phải mở lớp tập huấn để các y bác sĩ CẢM ƠN  khách hàng của mình ư? Phải chăng ngành Y đã thụt lùi tới 20 NĂM? Thế giới nghe tin này chắc không hiểu nổi. Mà không chỉ ngành Y tế, nghe đâu ngành Công an cũng có đợt tập huấn tương tự” - Nguyễn Lê:  nguyenlevinhdien@yahoo.com.vn

 

Làm việc tốt, nói lời hay thời nay ở VN ta dường như ngày càng trở nên khó khăn hơn thì  phải? Mà cái gì cũng phải gắn với chữ Tiền, buồn thật!!!

 

Kiều Anh