Dự thảo nghị định “lỗ 2 năm trảm CEO” và những con số biết nói
(Dân trí) - “… DNNN được rót vốn lớn nhưng lỗ cũng nhiều. Tính đến hết năm 2012, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước lỗ phát sinh khoảng 2.253 tỉ đồng, lỗ lũy kế của các năm cộng lại tới 17.730 tỉ đồng, trong đó một số DN lỗ liên tiếp từ năm 2011-2012…”
Chẳng cần “bình” hay “luận” thêm gì nhiều nữa, chỉ cần qua vài con số biết nói (mà chỉ mới là được thông báo chính thức thôi) đã có thể hiểu được vì sao tuy trong dư luận cũng có ý kiến hoan nghênh, nhưng vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận cao với dự thảo nghị định mà Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang lấy ý kiến nhằm thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP, trong đó có quy định tổng giám đốc (CEO) có thể bị sa thải nếu để doanh nghiệp (DN) thua lỗ 2 năm liền.
Nhiều ngóc ngách của vấn đề xem ra cũng khá là “nhạy cảm” này được “vén màn” qua phản hồi của người dân, kể cả về cơ chế và con người:
“1 cái like cho dự thảo nghị định tốt” – nick Chỉ nói thật: chimluavn@yahoo.com
“Tôi tâm huyết với TS Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nguyên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: "2 năm thua lỗ thì đã có thể phá sập công ty, lúc đó mới chịu tính chuyện sa thải CEO là quá muộn". Là người làm trong DNNN lâu năm, tôi nhận thấy rằng đa số CEO trong DNNN yếu kém, thích chạy theo "bệnh thành tích" nên thường chỉ đạo "nhào nặn" báo cáo quyết toán lỗ lãi không đúng, nhằm che đậy những việc làm sai của mình và đơn vị. Không thể để 2 năm được. Phải có cơ quan kiểm toán độc lập và tin cậy kiểm toán 6 tháng, 01 năm, nếu thấy sai phạm và yếu kém sa thải ngay. Đa số CEO trong DNNN không phải do năng lực, tài năng thực sự mà do là người thân của cấp trên hoặc do chạy chức, chạy quyền mới có. Khi họ lên chắc chắn phải tìm cách lấy lại những gì đã mất khi "chạy" - Nguyễn Hoàng Phương: nguyenphuongh06@yahoo.com
“1. Những CEO có tài biến hóa sổ sách sẽ thoát quy định này. Họ chỉ cần giấu lỗ vào những khoản "đầu từ tiềm năng".
2. Hai năm là quá ngắn để đánh giá hiệu quả quản lý và đầu tư. Lại khuyến khích tư duy nhiệm kỳ.
3. Khâu quyết định là tuyển chọn và đặt ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng và cụ thể.
4. Quan chức nhà nước thường sau khi rời ghế CEO trong các tập đoàn lại có thể trở về làm lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, có khi lại ở vị trí cao hơn và đó rõ ràng không phải là biện pháp trừng phạt đích đáng với các cán bộ yếu kém” - Quỳnh Anh: ho_danghoa@yahoo.com
“Lỗ 2 năm ... một tập đoàn làm mất bao nhiêu tiền thuế của nhân dân đây?” - Đinh Phượng: momizano@gmail.com
“Dòng tiền này chảy về rất nhiều túi, mà chủ yếu là cho bên nhóm lợi ích… Vì thế, tôi nghĩ đất nước không nghèo mới là chuyện lạ. Tuy nhiên, nhờ đó mà 1 số bộ phận có tiền tỷ USD đó” - Nguyễn Như Ý: nhuyks@gmail.com
“2 vấn đề quan trọng trong quản lý là tìm người tài và tránh thất thoát mà không lo, thì có bao nhiêu luật lệ cũng vẫn…chết. Người soạn luật phải là người giỏi trong quản lý doanh nghiệp, chứ cứ nói theo lý thuyết thì cũng không thể có hiệu quả được” - Tang Tuan Quang: qtangtuan@yahoo.com
“Theo tôi, chỉ khi nào bổ nhiệm người có năng lực chứ không bổ nhiệm theo qui hoạch thì mới chấm dứt được tệ nạn trên. Mà người muốn được bổ nhiệm cũng phải bảo vệ luận chứng và phương án hành động của mình trước HĐNN như thi trên truyền hình thì may ra. Lúc đó thì không cần tới 1 năm, có lẽ chỉ qua vài tháng là có thể thấy hiệu quả từ lời nói tới hành động của CEO rồi. Làm sớm được như vậy thì mới giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân được” - Dân HN: thangchi@gmail.com
“Vấn đề ở đây là phương pháp tuyển chọn và bổ nhiệm người đứng đầu như thế nào để tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động có hiệu quả. Nếu cứ theo cách bổ nhiệm như hiện nay, thì chắc chắn cứ 2 năm mỗi tập đoàn lại sa thải một tổng giám đốc mà thôi và các vị đó lại tập trung vun vén chuẩn bị cho cuộc sống sau khi bị sa thải. Vì vậy đề nghị cần tổ chức tranh cử chức vụ tổng giám đốc công khai. Nhà nước đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu mà tổng công ty phải đạt được trong 5 năm, cho ứng cử rộng rãi. Các ứng cử viên phải xây dựng chiến lược phát triển của tập đoàn, hệ thống giải pháp thực hiện chiến lược, chương trình hành động cụ thể hàng năm. Trên cơ sở đó cho tổ chức tranh cử công khai và cuối cùng là bầu cử tổng giám đốc. Đối tượng bỏ phiếu là toàn thể cán bộ, công nhân viên của tổng công ty và bỏ phiếu trực tiếp. Nếu sau một năm mà tổng giám đốc không hoàn thành chương trình hành động đã tranh cử thì bỏ phiếu tín nhiệm, toàn thể cán bộ, công nhân viên sẽ quyết định là tổng giám đốc có được tiếp tục làm tiếp năm thứ hai hay không. Có dân chủ và minh bạch thật sự thì mới tìm được người có tâm, có tầm để quản lý doanh nghiệp nhà nước” - Trần Văn Hào: haotv_vpub@yahoo.com
Hai năm là bấy nhiêu ngày…
Con số “2” ở hàng gần ngay đầu tiên của dãy số đơn vị, quá nhỏ nhoi như con kiến so với… khủng long của hàng ngàn, hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ thất thoát của các “ông lớn” DNNN được… điểm danh. Điều này cũng lý giải cho vô số câu hỏi tại sao vẫn không ngừng phình ra trong suy nghĩ đầy ngờ vực của người dân – những người trực tiếp đóng thuế nuôi các “ông lớn” DN đó, đồng thời lại phải gánh tiếp bao khoản nợ chồng chất từ chính những “con tàu đắm” đó.
“Tại sao phải đợi tới 2 năm?” - Trần Quang Tiến: tientran2012@yahoo.com
“Tại sao lại lỗ 2 năm mới "trảm tướng" CEO? Theo tôi, hòa vốn 2 năm liên tiếp là có thể "trảm" CEO được rồi. Còn nếu lỗ vốn 01 năm là "trảm" luôn CEO, nhưng mức lỗ cũng chỉ cho phép dưới một trăm tỷ. Còn nếu cứ nói chung chung là lỗ vốn thì lỗ là bao nhiêu? Lỗ 2 tỷ USD, 5 tỷ USD hay lỗ 10 triệu đồng cũng như nhau ư? Cần thật rõ ràng, minh bạch và có quy định rõ mức lỗ vốn. Nếu để lỗ vốn đến 500 tỷ thì sẽ cho các cơ quan độc lập vào điều tra, xem xét trách nhiệm. Mặt khác theo tôi, tình hình kinh doanh của các tập đoàn, TCT nhà nước cứ lỗ thế này thì chết ngân sách Nhà nước và cuối cùng cũng là "chết dân". Vậy tôi đề nghị: nếu DN nhà nước nào làm ăn thua lỗ 02 năm liền thì có thể giải thể và người chịu trách nhiệm đối với việc giải thể đó là bộ chủ quản hoặc Chính phủ. Tại sao Nhà nước cứ duy trì thành phần kinh tế đa số làm ăn kém hiệu quả này? Sao không cho DN tư nhân làm, vì nếu lĩnh vực ngoài quốc doanh tham gia tham gia thì lỗ họ tự chịu, không thể bắt Nhà nước và nhân dân phải chịu. Và vì tiền là của họ nên họ sẽ phải nghĩ đủ cách để làm ăn có lãi. Còn "tiền chùa" thì ai xót, ai sợ, cứ làm nếu lỗ thì Nhà nước chịu, nhân dân chịu. Vậy cần gì phải lo, cần gì phải nghĩ???” - Minh: nguyenvimo@gmail.com
“Qui định người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước bị cách chức nếu 2 năm thua lỗ liên tiếp đã có từ lâu rồi, nhưng không ai thực hiện cả nên mới ra nông nỗi này!” - Văn Chiến: vchien51@yahoo.com
“Một năm là muốn chết rồi, còn đợi 2 năm? 2 năm mới phải bị nghỉ việc thì chắc họ cũng đã dư tiền xài cả mấy đời rồi đấy” – Nguyen Nguyen: mcnguyen86@yahoo.com.vn
“Chờ đến 2 năm thua lỗ mới cách chức? Như vậy sẽ còn đâu là tiền của dân, của nước nữa?” - Nguyễn Thị Hồng Quế: hongque71106@gmail.com
“Nếu đợi sau 2 năm thua lỗ mới cách chức thì không biết số tiền thua lỗ đó sẽ giúp được bao nhiêu người nghèo @@@@@@@@@. Ối giời ơi là giời, 6 tháng mà làm ăn thua lỗ còn chết huống hồ để 2 năm thua lỗ mới cách chức. 2 năm này thì họ… ăn đủ rồi, cách chức có khi với họ càng tốt” - Dan: dan@gmail.com
“Gì cơ!!!??? Một năm thua lỗ đã mất hết bao nhiêu tiền thuế của dân rồi? Một ông lên, lỗ 2 năm, ông khác lên thêm 2 năm nữa và...Tiêu diêu miền cực lạc luôn!!!” – 5 thoi su: trantantai.duocsy@hotmail.com
“ Chỉ cần 1 năm thua lỗ thì công ty cũng đủ sập tiệm rồi, còn gì để chờ đến 2 năm nữa? Các tập đoàn nhà nước với nhiều đặc quyền, độc quyền ưu tiên như thế thì CEO của các tập đoàn phải bảo đảm thành công thì hãy nhận chức chứ. Nếu không thì đừng có nhận, kẻo sau này lỗ lặng hàng ngàn tỉ, rồi lại đổ thừa nọ kia…” – SaigonM: SG111@hotmail.com
“Hai năm thì quá lâu và đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho đất nước rồi, theo tôi thì 1 năm lỗ là cho nghỉ luôn, 2 năm không hoàn thành kế hoạch cũng cho nghỉ, phải có áp lực như vậy các vị mới cố gắng làm tốt được. Thanh tra hoặc Kiểm toán NN 1 năm vào thanh tra hoặc kiểm toán 1 lần luân phiên nhau. Có quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát, không lại mọc ra các Vinalines, Vinashine nữa thì đất nước không chịu nổi đâu” - Nguyen Hung: nvhuonghn@yahoo.com
“Nếu kinh doanh buôn bán 1 năm lỗ đã chết rồi, chứ 2 năm thì tiền của nhà nước mất hết. Nếu tiền túi của mình bỏ ra KD mà lỗ 1 vài lần đã sợ, chứ cả năm thì bán nhà bán cửa luôn. Còn tiền của nhà nước các vị CEO không những không xót ruột, mà rất bình thản dù có lỗ… khủng” - Tuấn: tuan@yahoo.com
Gia Cát Dự tiên đoán
Tương phản khủng giữa 2 con số là như vậy, nên cũng dễ hiểu khi cái kết được các “Gia Cát Dự” tiên đoán rất… có hậu. Tất nhiên người dân cũng không hề vơ đũa cả nắm mà không hiểu cho tình thế khó khăn chung:
“Cha chung không ai khóc!” - Thanh_NC4: vnn.0209@hotmail.com
“Rồi tất cả sẽ là NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN, huề cả làng...” - Tâm: tam@yahoo.com
“Là một kế toán trưởng, đã nhiều lần tôi "sực" Tổng giám đốc tôi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tiền của công ty, nhưng ông ta "sực' lại tôi rằng "Tao không phải là thánh sống" !!!!!!!!” - Văn Thục: vanthuc061958@yahoo.com
“Tôi cho rằng cũng tùy vào từng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang làm ăn tốt mà có dấu hiệu thua lỗ thì CEO là người phải dự báo và báo cáo. Nếu không chủ động báo cáo thì 01 năm là có thể thay thế. Đối với doanh nghiệp đã bị thay CEO do thua lỗ thì cần phải có thời gian ít nhất 6 tháng để doanh nghiệp định hướng lại và sau ít nhất 2 năm mới ổn định. Do đó cần phải có thời gian phù hợp để thay thế CEO” - Vũ Xuân Trường: xuantruongpr@gmail.com
“Vấn đề ở đây là sa thải do kinh doanh yếu kém, hay do các điều kiện khách quan tác động làm thua lỗ. Còn nếu thua lỗ do tham nhũng, do làm trái quy định gây thất thoát tài sản thì cần vừa bị sa thải, vừa bị truy tố trước pháp luật. Vì đã hưởng lương cao là phải đi liền với trách nhiệm cao. Nếu cứ làm ăn thua lỗ mà không xác định được nguyên nhân để quy trách nhiệm, thì chắc ai cũng làm CEO được ở VN” - Ngoc Long: longthanh@mail.ru
Khánh Tùng