Dẹp nhà “kỳ dị” tại Hà Nội: Không vướng trước thì... kẹt sau

(Dân trí) - Trả lời câu hỏi “Hà Nội có dẹp được nhà kỳ dị trên đường “đắt nhất hành tinh”?”, kênh phản biện chung từ phía dư luận chỉ ra rằng: nhìn từ phía trước có vẻ không khó, nhưng rất kẹt “vấn đề phía sau”.

Đi trên tuyến đường này, nhiều người cảm thấy tức mắt vì những ngôi nhà quá lạ (ảnh: Quang Phong)
Đi trên tuyến đường này, nhiều người cảm thấy tức mắt vì những ngôi nhà quá lạ (ảnh: Quang Phong) 
 

Không có việc gì khó…

 

Bác Hồ đã dạy “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Suy từ thực tế cách làm việc của đội ngũ cán bộ nhà ta thời nay, nghi vấn “chỉ sợ… lười không làm” vẫn được lan truyền trong dư luận nhân dân xem ra cũng... đúng. Bởi những chuyện Hà Nội (HN) thường kêu khó thì với nơi khác lại chẳng có gì là không thể (không nói đâu xa xôi, chỉ cần tham khảo những bài học Đà Nẵng). Vấn đề là... rất kẹt ở phía sau kia!

 

 “Sao không học Đà Nẵng nhỉ?” - Hung: hung121082@gmail.com

 

 “Lãnh đạo Hà Nội nên vào Đà Nẵng học cách giải tỏa và quy hoạch. Một việc làm không hề khó!” - Pham Chinh Trưc:  chinhtruc@gmail.com

 

“Sở Xây dựng TP không cấp giấy phép thì ai dám xây mới? Sao cứ để xây rồi mới phá?” - Lê Xu:  lehung@gmail.com

 

“Người đại diện cho nhà nước sẽ giải quyết tốt chuyện nếu làm đúng luật, đúng chức trách, công bằng, dân chủ. Dân nào dám không nghe chứ!” - Thanh Tam:  changlangtu_ngayngo2000@yahoo.com

 

“…Rất khó làm khi mà đội ngũ cán bộ yếu kém. Như khu đô thị Dịch Vọng mình đang ở, có nhà chỉ còn lại 1 bức tường chạy dài hơn 10m và cũng không có sổ đỏ, vậy mà vẫn tồn tại bao nhiêu năm nay mặc dù đã có đơn kiến nghị gửi lên quận. Vấn đề đặt ra ở đây là: biết đấy, có chỉ đạo đấy, nhưng có ai làm không?” - Đình Phùng:  dinhphung15@yahoo.com

 

“Tôi tin cấp cơ sở không phải là không biết, nhưng thỉnh thoảng cán bộ cấp cơ sở được… biếu cái phong bì thì còn ai nói ra nữa? Ở đâu cũng vậy thôi, chán cho cảnh bây giờ đâu đâu cũng thấy… tham ô…!” - Lê Anh Tư:  anhtule62@gmai.com

 

“Các sếp có trả lời thế nào thì ... nhìn là biết… tiền đã “ăn” hết rồi. Bây giờ làm đủ cách để giữ mấy cái nhà siêu mỏng này ý chứ. Dù trả lời kiểu gì thì mấy cái nhà vẫn còn đó, và lại có vài cái nhà… siêu to được xây lên ở các vùng ven đều là của các sếp hết. Bao giờ đập hết đám nhà này đi thì dân mới tin…” - Phạm Huy Đức:  kataro92@gmail.com

 

“Tôi tin tất cả đều biết nguyên do, nhưng không dám nói ra vì… đằng sau sự bất lực của các cơ quan công quyền liên quan ngay tại Thủ đô đều… có vấn đề. Thủ đô mà còn như thế, trách chi những nơi… xa ánh mặt trời. Hãy kiên quyết! Hãy nói đi đôi với làm!” - Hậu: hau@yahoo.com.vn

 

“Khi xem Gala Gặp nhau cuối năm, tôi tâm đắc nhất câu nói: Cái đó do mấy ông bày đặt ra, chúng tôi làm sao mà biết được. Theo tôi, vẫn là do tầm nhìn còn hạn chế, để sự việc xảy ra rồi bây giờ nói "dẹp" làm sao được? Bao nhiêu nghị quyết rồi mà có thấy HN làm được đâu: Vụ công viên Tuổi trẻ, nhà siêu mỏng siêu méo... Bái phục HN rồi!” - Pha son lua:  phasonlua@yahoo.com 

 
Liệu Hà Nội có dẹp được vấn nạn nhà siêu mỏng, siêu méo (ảnh: Quang Phong)
Liệu Hà Nội có dẹp được vấn nạn "nhà siêu mỏng, siêu méo" (ảnh: Quang Phong)

 

… Chỉ sợ lòng không bền

 

Những cái ĐƯỢC và MẤT cũng được dư luận đưa ra phân tích từ nhiều khía cạnh, bởi chuyện vẫn xảy ra ngay giữa Thủ đô khiến nhiều người có chung câu  hỏi với nick Danhoibotruongtraloi danhoibotruongtraloi@gmail.com:

 

“Làm thì không khó, ai cũng biết có thể làm được! Nhưng làm thì được cái gì và không làm thì được cái gì nhỉ? Mấy sếp có câu trả lời hết rồi, cứ để thế còn có...”

 

Và để có được câu trả lời xác đáng, phản hồi của nhiều bạn đọc cũng hé mở thêm những gút thắt cần tháo gỡ nhằm tạo hành lang thông thoáng hơn cho nỗ lực xóa bỏ tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo...

 

“Đắt là vì phần lớn số tiền nằm trong đền bù và giải tỏa, nếu rơi vào trường họp nhà mình mà đền bù không thỏa đáng các bác có chịu di dời không? Có lẽ các bác sẽ còn đòi giá cao hơn nữa ấy chứ. Còn khi mở một con đường xuyên qua một khu dân cư đã được định hình hàng trăm năm thì không tránh khỏi việc cắt xén nhà người dân, vì vậy sẽ có tình trạng nhà to, nhà bé. Con đường vừa mở ra chưa được mấy tháng, người dân chưa kịp sửa sang và chỉnh đốn nhà cửa cho đẹp đẽ thì làm sao tránh khỏi sự lem nhem? Các bác đừng chỉ đổ lỗi cho người dân thiếu ý thức hay nhà quản lý thiếu năng lực nữa, mà hãy dành thời gian cùng với người dân và các nhà quản lý bàn cách khắc phục. Theo ý kiến cá nhân tôi thì chúng ta nên có một thiết kế kiến trúc chung cho các ngôi nhà 2 bên đường và yêu cầu người dân phải làm theo” - Trần Văn Hải:  tuvandulich24@gmail.com

 

“Đã tới lúc để đảm bảo cảnh quan môi trường trong xâu dựng các đô thị hiện đại, Chính phủ mà cụ thể là Bộ Xây dựng cần có văn bản chuẩn hóa cụ thể diện tích đất đủ tiêu chuẩn xây dựng nhà trong đô thị. Từ đó mới thông thoáng về mặt thủ tục để xử lý dứt điểm loại nhà siêu mỏng siêu méo. Theo tôi, đây là yếu tố chính khiến công tác xử lý của các cấp cơ sở bị bế tắc, chứ không hẳn vướng ở giá đất nằm trong dự án hay ngoài dự án… Không có gì là không thực hiện được, bởi tất cả đều đều hợp nhất bằng các văn bản pháp quy có hiệu lực” - Dang Huu Viet:  danghuuviethp@yahoo.com.vn

 

“Thành phố nên có quy hoạch cụ thể hơn để cho Thủ đô luôn đẹp trong mắt mọi người dân và bạn bè quốc tế. Theo tôi, khi làm đường TP thì nên lấy dư đất để mở đường, còn lại kêu gọi các ngân hàng, các tập đoàn đứng ra xây dựng theo quy mẫu của TP. Sau đó bán cho người có nhu cầu,  ưu tiên cho những gia đình bị giải tỏa trước. Tôi thấy như thế vừa đem lại lơi ich kinh tế, vừa đẹp lòng dân. Tránh tình trạng như hiện nay, nhà siêu mỏng siêu méo từ trong ngõ lại được ra mặt đường… Thế thật là không công bằng” - Cao Văn Nghị:  toiyeuvietnam6688@yahoo.com.vn

 

“Tại sao ta không học cách giải phóng mặt bằng của Trung Quốc. Khi mở đường họ giải phóng mặt bằng rộng hơn so với lòng đường và vỉa hè thực tế sẽ làm sau này (tức là lấy sâu vào trong). Sau khi mở đường TP sẽ chia lô và bán đấu giá các lô đất ở mặt đường này. Tiền bán đấu giá thu được cũng gần đủ để đền bù giải tỏa cả con đường mà mỹ quan TP lại đẹp, không còn nhà siêu mỏng, siêu méo nữa” - Nguyễn Du DMC:  dupvdmc@gmail.com

 
Nhưng HN vẫn sẽ khó thoát thế luẩn quẩn vướng trước, "kẹt" khi việc cần kíp thì không quyết làm, việc dân chưa cần thì quan chức lại vội...
 

“HN nên nghiêm túc thay đổi tư duy và xem lại cách làm của mình. Đừng tham làm tràn lan mà tập trung kinh phí vào một số đường, giải tỏa luôn cả hai bên để làm cao ốc hoặc xây dựng theo quy hoạch. Có thế mới hết luẩn quẩn và mới xứng tầm được” - Hòa:  xkh_24@yahoo.com

 

Khánh Tùng