Của mình có mà cứ ngỡ là của người khác
(Dân trí) - Nguyễn Văn Hưng nguyenvanhungsl@yahoo.com: "Cảnh xếp hàng này Việt Nam có từ thời bao cấp, sao ai đó lại không biết điều này... lại nghĩ học người Nhật? Chúng ta không nhìn thấy cái chân thiện mỹ của chính ta rồi!"
>> Cảnh xếp hàng "như ở Nhật" xuất hiện tại bến xe Mỹ Đình
Mấy ngày nghỉ 30/4 và 1/5, không như các dịp nghỉ trước, nghười ra bến xe Mỹ Đình khong chen lấn xô đẩy tranh chỗ nữa mà xếp hàng "như ở Nhật"
Bình luận về nếp sống văn mình này, bạn đọc Phi Gioi Tinh doccocodoc11@gmail.com khen các hành khách người Việt chúng ta đã “ Học tập người Nhật.”
Bạn đọc Nguyễn Duy nguyenduy3107@gmail.com cho biết “Xếp hàng mua vé của quầy Kumho Việt Thanh Mỹ Đình Cẩm Phả Quảng Ninh đây mà. Tự hào là thanh niên Quảng Ninh.”
Bạn đọc Nguyen thi Chuc Zunpham107@gmail.com khoe: “Nếu ai đi chùa núi Sái ở Thuỵ Lâm. Đông Anh năm nay cũng thấy cảnh xếp hàng như ở Nhật.Tất cả mọi người đủ mọi lứa tuổi đều chấp hành tốt, rất văn minh, lịch sự.”
Nhiều người vui mừng trước hiện tượng xếp hàng này, Bạn đọc Gạch Siêu Nhẹ Đức Tuấn 01678295646 caoviendlk4@gmail.com mừng: “Văn hóa xếp hàng đã về với người Việt.” Bạn đọc Mỹ Dương beotrangtron@yahoo.com cũng mừng: “Tín hiệu của văn minh, cứ đà này quán ăn ở Thái Lan hay cửa hàng ở Nhật sẽ không còn phải viết những thói hư tật xấu bằng tiếng Việt.”
Tuy nhiên, có bạn đọc thấy cách xếp hàng ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) tuy là tốt, nhưng vẫn chưa chuẩn với yêu cầu nếp sống văn minh. Nguyễn Ngọc Quân viết: “Nhìn vẫn nhốn nháo lắm...học chưa đến nơi đến chốn. Dù sao cũng hơn trước nhiều rồi. Biết tại sao không? người Nhật luôn luôn giữ được một khoảng cách với nhau nhất định. Việc đi qua mặt nhau còn xin lỗi rối rít huống gì chạm vào nhau" Và bạn đọc pham ha phamhadc@yahoo.com viết: “Vẫn không như Nhật được, xe quá tải nữa kìa.” Nam namtiengviet@gmail.com cũng viết: “Đã có dấu hiệu tiến bộ nhưng chưa thể so sánh như ở Nhật được, cảnh lên xe chen chúc quá. Việc này rất đơn giản nếu bến xe, nhà xe coi đây là nhiệm vụ của mình. Kỹ năng để xếp hàng được "như ở Nhật" thực ra khá đơn giản là người sau đứng cách người trước khoảng nửa mét. Và không nói to ở nơi xếp hàng này.” Còn bạn đọc John P phamvu1800@yahoo.com bực mình: “Gọi bảo vệ tống cổ những thanh niên chen lấn ra ngoài, đồng thời day họ học cách tự trọng, sống văn minh và lòng tự ái dân tộc, cách sống cộng đồng như nếu mình nghĩ mình cần việc gấp thì người khác cũng vậy, đừng bao giờ nghĩ chỉ có mình. Đừng đuổi mà không nói lời nào. đồng thời khuyến khích người khác can thiệp khi có những chuyện hành xử thiếu văn hóa, thiếu văn minh, thiếu lịch sự. Nên có nhiều bài báo khuyến khích người dân sống văn minh, lich sự và cộng đồng.”
Ở một góc nhìn khác, có một số bạn đọc cho rằng xếp hàng là một tác phong tất yếu của con người sống trong thời đại văn minh hiện nay. Vì vậy bạn đọc ninh tran thấy: “Quá là bình thường, làm sao mà ngạc nhiên vậy?” Bạn đọc Dang van Phuc dangvanphuc@yahoo.com cho rằng: “Chuyện xếp hàng thứ tự để mua vé, đâu có gì mà khen? Nếu những người mua vé bất cứ ở đâu mà không biết xếp hàng thứ tự, thì đó mới là điều đáng nói, đáng phê bình.”
Cảnh thời bao cấp, dân tự giác xếp hàng trật tự mua chất đốt (Ảnh tư liệu)
Đặc biệt, có nhiều bạn xót xa bình luận rằng tác phong văn minh xếp hàng vốn là của mình có mà cứ tưởng của người khác. Ở góc nhìn này, bạn đọc xác nhận xếp hàng có từ thời bao cấp, hiếm có chuyện chen ngang, những người dân khi xếp hàng lại ứng xử rất văn hóa vì gần như có một quy định ngầm bất thành văn là người xếp hàng sẵn sàng ưu tiên cho thương binh, phụ nữ có thai được lên mua trước, không phải xếp hàng. Tiếc rằng thói quen đã mất từ lâu. Bạn đọc toanvuthien toanvuthien@yahoo.com cho rằng việc gì phải so sánh với người Nhật, và khẳng định: "Xếp hàng như người dân ta xếp hàng mua hàng Tết ở Bách hóa Tổng hợp những năm 60-70." bạn đọc Nguyễn Văn Hưng nguyenvanhungsl@yahoo.com cũng cho rằng: “Cảnh xếp hàng này Việt Nam có từ thời bao cấp, sao ai đó lại không biết điều này... lại nghĩ học người Nhật? Chúng ta không nhìn thấy cái chân thiện mỹ của chính ta rồi!” Bạn đọc Phan Dinhduong viết: “Lộ trình xếp hàng lấy gạo, lấy phụ cấp Việt Nam có từ lâu rôi nhưng nó mất đi là vi xã hội thay đổi, cán bộ thay đổi và có nhiều kiểu đút lót và vượt rào. lên đã mất đi đó thôi chứ người Việt Nam đã đứng xếp hàng từ rất lâu rồi.” Chuyện này khiến chúng ta bất giác nhớ lại câu chuyện cười dân gian, có anh chàng tính đãng trí, một hôm đội nón cầm dao đi vào rừng kiếm củi thì bị đau bụng, bèn tạt vào một bụi rậm để “giải quyết” đặt con dao bên cạnh và khi tụt cái nón ra sau lưng, thế nào mà cái nón lại rơi thấp hẳn xuống đất. Khi “giải quyết” xong, đứng lên, anh ta nhìn cái nón và chửi: “tiên sư đứa nào “ấy” vào nón của tao.” Lại nhìn thấy con dao của mình vừa đặt bên cạnh, anh ta reo lên mừng rỡ: “Ha ha, bắt được con dao mới quá, tốt quá của ai bỏ quên...” Chuyện xếp hàng ở trên nghĩ rằng học đượccủa Nhật, cũng có nét giống như con dao của anh chàng đi rừng kiếm củi vậy, nhìn thấy con dao của mình lại cứ ngỡ là của người khác.
Về tác phong xếp hàng, bạn đọc Hoàng Đức Duy ngạc nhiên: “Một chuyện đáng lẽ rất tự nhiên lại thành chuyện lạ, chuyện hiếm. Phải chăng xã hội VN đang đi xuống...” But but@gmail.com lý giải: “Lối sống văn minh ở đâu cũng cần phải có. Không chỉ riêng xếp hàng mua vé, khám bệnh, đi lên tàu thuyền...chẳng qua một thời gian dài công tác giáo dục, tuyên truyền không được quan tâm nên việc này thấy xa lạ mà thôi.”và liên tưởng đến giống kiến có thói quen khi di chuyển bao giờ cũng nối đuôi nhau đi theo hàng một, bèn bình luận: “Việc xếp hàng, nhỏ như...con kiến nó còn làm được, sao con người không làm được.”
Bạn đọc Nga Lê cho rằng: “Tự giác xếp hàng là tác phong rất tốt, chứng tỏ chúng ta ngày càng văn minh...”. Bạn đọc Nguyễn Phan nphan743@gmail.com cho rằng “Đây là điều đáng mừng và trân trọng. Qua hình ảnh tôi thấy các bạn trẻ thật ngưỡng mộ. Chắc các bạn hôm ấy xếp hàng mua vé, giờ xem lại ảnh, không khỏi không tự hào .” Bạn đọc Huy Chi cũng cho rằng: “Vấn đề này cần phải tuyên truyền rộng rãi ngay để tất cả mọi người dân học tập. Hiệu ứng từ truyền hình sẽ có kết quả cao hơn là chỉ ở trên báo”
Làm thế nào để xây dựng được thói quen xếp hàng trong sinh hoạt xã hội hiện nay, bạn đọc Thanh tra thanhtravip9@gmail.com nghĩ: “Người thứ nhất có ý thức, người thứ hai có ý thức và người thứ ba có ý thức sẽ tạo ra ý thức domino không chỉ ở Nhật mà bất kì nước nào cũng làm được.” bạn đọc phan đăng phandang78@gmail.com cũng nghĩ: “Nếu quản lý tốt thì việc này không có gì là không làm được.” Còn bạn đọc Tran Bac bsbace88@gmail.com cho rằng “Cái này là ở công tác quản lý, tổ chức, điều hành - có gì ghê gớm đâu. Yêu cầu phải xếp hàng trật tự. Chen ngang không bán, không vé không được lên xe. Nhà xe nào cho khách không vé lên xe không được xuất bến. Duy trì liên tục tất sẽ thành nề nếp và thấy bình thường, không ai khó chịu về điều đó cả. Để tự do chen lấn mãi quen thân mất nết đi thôi.”
Và bạn đọc Dung Frank Le cổ vũ cho chuyện xếp hàng: “Hoan hô người Việt mình, mong rằng hình ảnh văn mình này nhân rộng ra cả nước.” Bạn đọc Chien Phan Phanvanchien583@gmail.com : “ ... Chúc mừng, báo chí hãy giúp lớp trẻ làm tỏa khắp cả nước cùng học tập ý thức này”
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)