Còn “tự nguyện” phụ huynh và học sinh còn khổ

(Dân trí) - Bất chấp những tuyên bố “mạnh mẽ” của ngành giáo dục cùng cảnh báo của phụ huynh rào đón trước mùa khai trường, tệ lạm thu có vẻ như cũng chẳng buồn chuyển sang “bí mật” để khó bị phát hiện, mà vẫn diễn ra khá công khai ở nhiều trường dưới vỏ bọc "mới".

(minh họa, nguồn: vtv6.com.vn)
 
(minh họa, nguồn: vtv6.com.vn)

 

Trái chín ép

 

Ở thành phố chuyện lạm thu vẫn đâu lại vào đấy đã đành, nhiều trường ở các vùng nông thôn mà cũng có những hình thức thu bất thình lình khiến phụ huynh… thất kinh. Như 2 vụ việc mới nhất vừa được đưa tin đều xảy ra tại Thanh Hóa: đó là chuyện “Muốn con vào lớp 1, phải đóng 500 nghìn đồng” tại trường tiểu học Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn và chuyện “HS suýt bị lưu ban vì không đi học thêm” tại trường THCS Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa.

 

“Tưởng rằng sự trong sạch  trong giáo dục còn được tồn tại ở nhiều vùng thôn quê, thế mà lại có chuyện như kiểu ‘chợ búa’ thế này ư, thưa các vị giới chức Giáo dục Thanh Hoá? Đề nghị các ngành chức năng và báo Dân trí sớm làm rõ vấn đề để bạn đọc được biết. Lẽ nào họ không biết mỗi miếng cơm ăn là những giọt mồ hồi của người dân, trong đó có cả mồ hôi của các em học sinh nữa đấy. Ông hiệu trưởng trường, Phòng GD Hoằng Hoá chắc là phải biết chứ....Xử sự với các em nhỏ của chúng ta như thế thì thật đau xót quá!” - Trịnh Văn Sơn:  trinhsonedme@gmail.com

 

“Không riêng gì trường ở Thanh Hóa. Tôi thấy hệ thống Giáo dục của mình bây giờ đầy rẫy những bất cập. Các vị lãnh đạo ngành đưa ra nhiều quyết sách có vẻ hay, nhưng khi về các trường thực hiện thì lại theo một nẻo khác. Tai họa lại đổ xuống học sinh và phụ huynh.  Tôi mong  Bộ GDĐT thanh tra năng lực trình độ của tất cả các giáo viên, cần loại bỏ  nhiều giáo viên biến chất, kém năng lực làm hỏng trí tuệ của thế hệ tương lai. Nói thế thôi chứ tôi cũng biết rất khó mà làm được. Buồn cho ngành GDĐT nước nhà quá!” - Phạm Duy Tịnh:  phamduyktc@yahoo.com.vn

 

“Tôi nghĩ, đây cũng là tình trạng đang xảy ra trên hầu khắp các trường học hiện nay. Nhất là  ngay từ cấp 1, học sinh lớp 1 mà cũng phải đi học thêm, nếu không sẽ bị giáo viên làm khó. Chuyện này là sự thật. Phụ huynh có điều kiện thì không nói gì, còn nhiều gia đình nghèo khó mấy cũng phải cố gắng kiếm  bằng được tiền cho con đi học thêm. Giáo viên giờ ... sao  mà hay làm khó phụ huynh và học sinh thế?” - Hoang:  bosock7710@yahoo.com

 

“Như thế ăn thua gì. Ở Mai Động, Hà Nội đây, nhập học lớp 1 cho con thứ hai phải nộp 2 triệu đóng góp cho trường. Đầu năm đi họp nộp các khoản gần 2 triệu, chưa kể 700k tiền học thêm ngoài giờ cho cả đứa thứ nhất và đứa thứ hai giống nhau. Kêu mãi thì cũng đến thế thôi mà. Trừ khi các bác trên phòng hay sở kia cương quyết... không nhận phong bì mà về kiểm tra đột xuất và cấm nghiêm, chứ không thì họ vẫn hành dân thế đấy. Con đến tuổi đi học, có ai có diệu kế nào khác thì hiến cho bà con với nào!” - Linh:  phuonglinhmd@gmail.com

 

“Các ông giới chức ngành GD ơi, ở TPHCM cũng có nhiều trường làm như vậy lắm. Điển hình là 1 trường tiểu học khá nổi tiếng ở quận 5 đây nè. Nếu bạn cho con đi học thêm thì thành tích cuối năm đạt tiêu biểu. Còn không thì ngược lại, mặc dù con bạn có họ giỏi đi chăng nữa. Mà đi học thêm thì cũng chẳng có gì nhiều cần học… Chán lắm cho cái cách giáo dục thời nay!” - Nguyen Thanh Tung:  ttung1974@yahoo.com

 

“Kính gởi báo Dân trí. Tại trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có cuộc họp PHHS đề nghị mở lớp tăng cường cho khối lớp 11. Cô giáo CN 1 lớp 11 nói: Em nào không muốn học thì bỏ, nhưng nhà trường vẫn tổ chức bắt ép tất cả HS phải theo học kiểu xen kẽ vào các tiết chính khoá buổi sáng và ngược lại tiết chính khoá cũng xen vào buổi chiều, lẫn lộn giữa tăng cường và chính khoá. Không công bố rõ tiết nào là tiết tăng cường.

 

Chúng tôi không thể kiểm tra theo dõi là các GV có sử dụng các tiết tăng cường này để dạy bù nghỉ lễ, hay chẻ tiết... Và hơn nữa, số HS học giỏi không cần học những tiết này cũng như những bạn học lực yếu đều buộc phải đóng tiền đi học thì học có gì khác nhau không. Làm như vậy chỉ khiến các em không có nhiều thời gian cho việc tự học.

 

Theo tôi nghĩ, việc mở lớp tăng cường là tốt, nhưng cũng không thể ép HS theo học. Không thể tăng cường kiểu cào bằng HS vào chung một rọ, mà nên mở thành nhiều lớp theo sức học. Mặt khác, nên dạy tiết tăng cường vào buổi riêng để thuận tiện theo dõi và HS tuỳ ý chọn lựa là học hoặc không học, vì còn phụ thuộc vào kinh tế của gia đình HS. Chúng tôi nghĩ sự bắt ép buộc này xuất phát không vì ý nghĩ tốt đẹp là nâng cao kiến thức cho HS, mà chỉ là tìm cách kiếm thêm tiền từ người dân (một năm khoảng hơn 1,2 triệu đồng/HS)” - Nguyễn Tâm:  mindvie@gmail.com

 

“Trường mẫu giáo nơi con tôi học, ngoài đơn xin nhập học, người ta còn đưa thêm 1 tờ giấy "tự nguyện đóng góp" khổ A4. Ai không đóng, người ta đưa cho tờ khác khổ A5” - Đức:  ngodanghau@gmail.com

 

“Tôi ở Yên Phong, Bắc Ninh. Cháu tôi mới vào lớp 1 mà phải đóng tới 1.744.000 VNĐ. Nhà trường thu rất nhiều khoản phí mà tôi không hiểu để làm gì. Ví dụ như: tiền quỹ giáo dục, tiền ấn phẩm, tiền đồ dùng, tiền học 2 buổi (mặc dù các cháu được miễn học phí)... Và còn những khoản thu nghe có vẻ hợp lý hơn như tiền điện, tiền vệ sinh, tiền nước uống, tiền bảo vệ, tiền vở bài tập + nâng cao.... Tất cả các khoản tiền đều thu cho cả năm. Chị tôi có 2 cháu đi học đầu năm đóng đến gần 4 triệu. Với mức đóng như vậy thì một gia đình nông dân như anh chị tôi khó mà gánh được. Không biết là tại sao nhà trường lại thu nhiều khoản và lại thu gộp vào đầu năm như vậy nhỉ?” - Thanh Tu:  nguyenvancach@gmail.com

 

“Thế vẫn còn rẻ chán. Ở 1 trường tiểu học thuộc diện hơi vùng sâu vùng xa tý của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, phụ huynh phải mất 5 triệu đồng mới dược 1 suất cho con vào lớp 1 ăn bán trú đấy các bác ạ. Bảo sao giáo viên bây giờ thường là nghèo, nhưng các vị hiệu trưởng thì lại ngày càng… phát tướng thế” - Hien: hienlinh_87@yahoo.com

 

“Tôi thấy nhà trường bây giờ có lẽ ở tỉnh thành nào cũng thu nhiều tiền, nhà trường lạm thu quá nhiều. Như trường mầm non Thăng Long thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, tôi thấy thu tiền rất vô lý: không có biên lai dấu đỏ, người thu tiền lại không ghi rõ họ tên. Phải đặt dấu hỏi với trường mầm non Thăng Long là như vậy đã đúng với quy định của nhà nước và sở giáo dục chưa? Lại năm học mới đến rồi, phụ huynh học sinh lại bắt đầu lo cho những khoản đóng vô lý” – Meo con:  ngochuyen051982@gmail.com

 

“Hy vọng phóng viên về khu Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội viết 1 bài vì ở đây đang diễn ra tình trạng tương tự: bắt ép học sinh đi học thêm với chi phí cao và nhiều khoản thu mập mờ, khiến phụ huynh rất bức xúc!” - Hoàng Văn Miên: tienemtheochong100@gmail.com

 

“Ở trường PTTH Quang Trung, Hà Nội, học sinh cũng bị ép học thêm. Nếu không thỉ bị dọa kỷ luật hoặc không cho lên lớp” - Trần An Hải:  trananhai@wru.vn

 

“Thưa các bạn, có mấy trường bây giờ không dạy thêm. Có ai tìm được không? Đầu tiên hô tự nguyện, rồi sau đó bắt phụ huynh các em ký vào đơn cam kết. Học sinh lớp 1, 2 ở ngay Hà Nội thôi, sáng thứ 7 học thêm ở trường, chiều về nhà cô. Không học không được. Xã hội bây giờ khổ cho trẻ em vì không có tuổi thơ. Bố mẹ thì còng lưng làm lấy tiền đóng học phí ngày càng nặng cho con” - Pham Hung: hungpq@archi.vn
 
Ngôi trường nơi học sinh lớp 1 phải đóng 500.000đ mới được vào học (ảnh: Nguyễn Thùy)
Ngôi trường nơi học sinh lớp 1 phải đóng 500.000đ mới được vào học (ảnh: Nguyễn Thùy)

 

Không có tuổi thơ

 

Câu hỏi nhức nhối đó đã được phụ huynh học sinh trên hầu như cả nước ta đặt ra để chất vấn giới chức ngành giáo dục suốt bao năm qua. Các nhà chuyên môn cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối kiểu ép học sinh học ngày học đêm đến mụ mẫm đầu óc các “mầm non tương lai”,  khiến các em "bị đánh cắp tuổi thơ" như vậy. Nhưng xem ra tới tận hôm nay kết quả thu được vẫn chỉ là…con số 0 tròn trĩnh???

 

“Thật là bức xúc khi đọc bài viết này. Môi trường giáo dục là môi trường lành mạnh và sạch sẽ nhất. Không thể để một vài trường học như thế này làm mất đi uy tín của các trường học khác. Bộ GDĐT cần không được nương tay vì bất kỳ lý do nào” - Cuc tim:  loanvantai@gmail.com

 

“Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người. Nhưng những thầy cô như thế ấy sẽ trồng được những loại “cây” gì cho xã hội tương lai đây? Cần phải làm trong sạch hệ thống giáo dục mới mong đào tạo được những thế hệ có ích cho xã hội” - Lê Hoài Nam:  namlh@pvi.com.vn

 

“Năm học nào cũng xảy ra tình trạng lạm thu như thế này thì không thể được. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, thấy mức độ nghiêm trọng có thể cách chức một vài hiệu trưởng ở một số trường để làm gương. Chứ chỉ khi sự việc xảy ra rồi mới xem xét rút kinh nghiệm thì không hiệu quả” - Nguyễn Văn Anh: tuvankc@gmail.com

 

“Cần phải làm rõ để làm gương cho các trường khác, chứ nói mà không làm thì cũng như không. Hiện nay nhiều trường vẫn tự đặt ra nhiều khoản thu vô lý mà báo chí chưa phát hiện được đâu” – Minh Vuong:  minhvuong@gmail.com

 

“Không biết là sự thật đứng về phía nào, nhưng nếu là phía phụ huynh đúng thì thật là buồn cho giáo dục Việt Nam.  Xin người lớn đừng làm cho các em mất niềm tin!” - Vietnam184:  vietnam184@gmail.com

 

“Kỳ dị! Không thể ép buộc học sinh học hè theo kiểu đó. Các vị tự nghĩ vì sao lại có nghỉ hè? Hè là dịp để các em học sinh nghỉ ngơi sau một năm học căng thẳng. Nếu các vị không có việc gì làm trong hè thì ở nhà tự nghiên cứu sách vở mà dạy cho tốt trong năm học mới để các em khỏi phải đi học thêm chứ…” – Mai Linh:  maidieulinhdh@gmail.com

 

“Thật là… thiếu tính chất giáo dục… Với tình trạng ép HS học thêm thì ngành giáo dục cần xem xét kỹ với các giáo viên đang đứng các lớp, xem có nên chăng không cho mở dạy thêm? Chứ thế này thì khổ quá, cứ như thể thi nhau hành cho dân thêm khổ vậy” - Lam:  llamquoc23@gmail.com

 

“Những người làm thầy, làm cô đừng vì miếng cơm  manh áo của mình mà cướp đi tuổi thơ của các em. Chúng ta đã từng trải qua thời của các em và chúng ta đều hiểu rằng: đâu cứ phải đi học thêm thì mới giỏi. Bắt các em học nhiều quá sẽ gây phản ứng tiêu cực là các em chán học, sợ đi học. Nếu các em chán học, sợ đi học thì 1.000 thầy giỏi nhất dạy cho 1 em cũng chẳng nổi đâu” - Dương Minh Doan: vo_oi_venaucom@yahoo.com.vn

 

Lạm phát “tự nguyện”

 

Sự thực đúng là như vậy. Cha mẹ nào chẳng yêu con, mà “muốn qua sông thì phải bắc cầu Kiều”. Cầu Kiều bây giờ chủ yếu làm bằng 1 loại vật liệu siêu nhẹ nhưng lại siêu… nặng. Đó là… phong bì được dán thêm cái mác nghe rất hợp pháp: Tự Nguyện!

 

Có lẽ do phụ huynh tố mãi chuyện “tự nguyện bắt buộc”, Bộ GDĐT vừa phải ban hành thông tư quy định việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, các cơ sở giáo dục không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ... Đáp lại, các bậc phụ huynh lại càng phải ngậm bồ hòn làm ngọt hơn trước điệp khúc nghe chẳng êm tai chút nào này, bởi tự nguyện có vẻ như càng lạm phát cao hơn.

 

“Tôi thấy các trường thường không nói công khai về quy định số tiền phụ huynh phải nộp ủng hộ, gọi là “xã hội hóa giáo dục”. Mà chỉ "nói thầm" rồi phụ huynh cứ thế mà nộp thôi. Mà ai dám không nộp khi chính giáo viên chủ nhiệm thu rồi đọc tên, nhắc nhở các cháu? Mà năm nào cũng là mua máy vi tính, làm sân, mua bát đĩa phòng ăn... Những khoản này năm nào cũng đóng, nhà trường tiêu gì mà sang thế? Các khoản này nhà trường chi tiêu không rõ ràng, càng không dám công khai kê các khoản đã chi. Phụ huynh năm nào nộp cũng… ức lắm, nhưng chẳng biết nói thế nào vì lo cho con” – Xin Van:  nhatvantrang@yahoo.com
 

“Nói thì hay, nhưng mà thực tế thì khác xa. Các vị cứ kiểm tra thì biết ngay, có mà bắt buộc đóng thì đúng hơn, hỏi ai dám phản đối đóng nào? Có mà con trẻ bị thầy cô “trù” cho “chết”! Đến khổ cho giáo dục Việt Nam!” – Trung Hieu: batbinh@gmail.com

 

 “Hiện nay hầu hết các trường đều lạm dụng vào việc tự nguyện, nhưng thực chất là ép học sinh để dạy thêm hoặc thu thêm nhiều khoản tiền vô lý. Đặc biệt với các trường tiểu học đã học cả ngày ở trường mà giáo viên vẫn dạy thêm vào buổi tối và cuối tuần, thì không chấp nhận được. Với kiến thức của học sinh tiểu học chỉ học một buổi, còn một buổi là cô giáo hướng dẫn học sinh mà về vẫn phải học thêm thì thử hỏi ở trường các cô dạy cái gì ???? Trình độ của các cô thế nào ???? Sao các cháu học cả ngày ở trường còn không ổn, mà chỉ học thêm cũng chính cô giáo đó một tuần 2 đến 3 buổi và mỗi buổi khoảng 2h thì điểm số của các cháu lại tăng lên đáng kể ????? Phải chăng là giáo viên không tập trung dạy các cháu ở trường để các cháu buộc phải học thêm????? Hơn nữa, giáo viên đi dạy các cháu cả ngày ở trường, tối về và cuối tuần lại đi dạy thêm thì lấy đâu thời gian soạn giáo án, nghiên cứu để nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy vì chỉ lo kiếm tiền?

 

Bộ GDĐT cần phải nghiêm túc vào cuộc và có những chế tài cụ thể để chấn chỉnh nghiêm túc vấn nạn này. Theo quan điểm của tôi, đối với học sinh tiểu học đã được học cả ngày ở trường thì cấm tuyệt đối giáo viên mở lớp dạy thêm và lại dạy thêm chính học sinh của mình dưới mọi hình thức. Vì cô đã dạy trò cả ngày còn không xong, thì học thêm vài tiếng có nghĩa gì, chỉ để phát sinh tiêu cực thôi” - Tran Toan: toan@gmail.com

 

“Đóng góp tự nguyện? Tôi có 2 con, 1 cháu học lớp 4 trường Hạ Long, còn 1 cháu học lớp 2 /7 tường tiểu học Thắng Tam, TP Vũng Tàu. Tuần rồi tôi có họp đầu năm cho cháu học lớp 2 trường Thắng Tam, về các khoản thu thì tôi không có ý kiến gì. Riêng về phần quỹ lớp thì tôi không đồng ý, vì bắt mỗi phụ huynh đóng 200 ngàn, trong khi đó sĩ số lớp 33 cháu, chỉ có mua 2 cây quạt và 1 cái kệ sách. Mà đây mới chỉ là đóng 1 học kỳ. Còn về liên hoan thì lại đóng thêm.

 

Đã tự nguyện thì phải tùy vào tấm lòng và hoàn cảnh mỗi người thôi chứ. Đối với người có điều kiện kinh tế thì còn có thể không mấy bận tâm, còn đối với người lao động vất vả hàng ngày như tôi thì quá là vất vả. Do vậy, khi đóng tiền thì phần đó tôi không đóng… Thế là hôm qua con tôi đi học về, cháu nói: Cô kêu mẹ đóng 200 ngàn. Tôi thật sự không hiểu tại sao cô giáo lại tham gia vào việc này? Trong khi tôi đi họp cho con lớp 4 ở trường Hạ Long thì cũng có quỹ lớp nhưng tùy lòng hảo tâm của mỗi phụ huynh (có phụ huynh đóng 1 triệu, có người đóng 500 ngàn, 100 ngàn hoặc 50 ngàn). Tôi cũng có đóng  100 ngàn và nghĩ: đóng góp tí chút cho lớp, tạo điều kiện cho các cháu học tập tốt hơn. Còn trong khi đó có khoản phải đóng để may rèm che nắng và quạt cho lớp, không biết hiệu trưởng trường Thắng Tam có biết việc làm này không?” -  Bùi Thuỳ:  buihangd@yahoo.com

 

“Tại sao tiền tài trợ, tiền đóng góp tự nguyện (?)... không qui về một mối như ngân sách, thì các cơ sở GD không vẽ ra để thu lợi cho cá nhân. Do khâu tổ chức và quản lý quá kém của cơ quan tài chính và GD. Tại sao lại thu tiền vệ sinh từ PHHS mà không chỉ đạo chi từ ngân sách? Mấy năm trước bảo kinh phí ngân sách eo hẹp, còn bây giờ vẫn "hẹp eo" phải không? Để cuối năm tài chính chỉ đạo mua sắm TSCĐ phải trước tháng 12 hàng năm? Phải chăng kinh phí NS quá dư, nhưng tận dụng thu của PH thì chi dễ dàng và thoải mái hơn?” - Lê Xuân Thống:  lexuanthongha@gmail.com

 

“Hiểu thế nào là "tự nguyện" đây? Thật khó!!! Không đóng góp tiền qua sổ sách và những quy định thì phải phong bì to, nhỏ… Vậy có khác nhau về giá trị của đồng tiền không, hay chỉ chuyển đổi hình thức nộp tiền tự nguyện thôi? Thật buồn!!! Ví dụ như với 1 ông trưởng ban ký túc xá 1 trường đại học ở Hà Nội đó, sinh viên muốn có một chỗ ở vẫn phải phong bì một vài triệu để "mở đường máu". Còn khi được xét vào rồi thì đóng thêm vài tháng tiền "tự nguyện" nữa đấy thôi. Cứ thu rồi cho vào túi, ai biết tự nguyện hay không?” - Hong Tran:  hoangchan85@gmail.com

 

“Con gái tôi học lớp 5 tuổi của trường mần non Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Vừa vào đầu năm học mới nhà trường có tổ chức họp phụ huynh và thông báo các khoản thu cho kỳ I của năm học 2012-2013. Trong đó, tôi thấy có 1 khoản thu là Quỹ hội phụ huynh của trường là 400.000k/1 kỳ. Như vậy  một năm đóng 800.000k tiền quỹ hội, chẳng hiểu quỹ hội này chi những gì mà đóng góp khủng khiếp vậy? Ngoài quỹ hội phụ huynh của trường, còn phải đóng quỹ của lớp 200.000k/1 kỳ. Như vậy, ngoài tiền học, tiền học năng khiếu, tiền đồ chơi, các cháu phải đóng 1.200.000đ tiền quỹ. Tôi thấy là quá nhiều nhưng không thể phản ứng vì cô giáo thông báo: Hội phụ huynh trường đã thống nhất. Vậy ai sẽ kiểm tra quỹ Hội phụ huynh này. Nhà có 2 cháu đi học mầm non, đóng góp như thế này thì khó khăn thực sự” - Vũ Thị Nga:  ngavuthi26@yahoo.com
 
Trường THCS Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) (ảnh: Duy Tuyên)
Trường THCS Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) (ảnh: Duy Tuyên)

 

Bỏ hay đừng?

 

Thất vọng, chán ngán, ấm ức… thì bao nhiêu năm qua phụ huynh học sinh nhìn chung vẫn phải… sợ các thầy cô giáo thay cho con. Biết là bị ép đấy  mà vẫn phải… “yêu lấy thầy”. Nhưng yêu trong cảnh bị ép như vậy chắc hẳn chẳng bậc cha mẹ nào không xót xa, không lo lắng cho thế hệ tương lai. Nhưng ở vào thế cầm đằng lưỡi, nên “muốn con hay chữ” họ cũng chỉ đành… ước sao Thầy Cô thực sự là Thầy Cô, chứ không phải “doanh nhân thành đạt” mà thôi.

 

“Tôi thật sự lo lắng và thất vọng cho nền giáo dục VN hiện nay. Đến cả cô thầy cũng kinh doanh, làm kinh tế từ cái chữ. Buộc học trò bây giờ mất hết tuổi thơ. Học cả ngày ở trường, tối về học nhà cô. Mà mới học lớp 1 thì học thêm cái gì??? Phụ đạo cái gì???  Nhưng nếu không cho con đến học thì sẽ bị cô thầy… không quý. Bộ Giáo dục quy định miễn học phí, nhưng thà đóng còn hơn là thu ngoài quy định không có sự kiểm soát.

Đến cả bữa ăn của trẻ cũng kinh doanh, mà lợi nhuận cao nữa chứ. Mỗi suất ăn 12.000 đồng + Phụ phí tháng: tiền thuê nhà bếp, gas.. lên đến hàng trăm nghìn. Nuôi con ăn học lớp 1 tốn kém có khi còn hơn nhiều là nuôi con học Đại học. Luôn nói cải cách, đưa ra những chính sách nhưng dường như Bộ Giáo dục đang ở trạng thái "trên bảo dưới không nghe"? Tôi thầm mong các cô thầy là nhà giáo, chứ đừng là những "doanh nhân" trong thời cơ chế thị trường này”-  Anh Nguyen:  anhnguyenbh@gmail.com

 
Chính là vậy. Bỏ hay đừng 2 chữ "tự nguyện" nặng ngàn cân này đí, sao với ngành GDĐT khó quá  vậy? mặc dù các vị thừa biết 2 chữ đó đã hành phụ huynh và chính con em chúng ta bao năm nay rồi.
 

“Cần loại bỏ ngay hình thức đóng góp “tự nguyện” này đí,  chứ không thì không bao giờ chống tiêu cực được trong ngành giáo dục” - Trần Đại Vũ: daivu1966@gmail.com

 

Khánh Tùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm