Bạn đọc viết:

Con ốc vít nhỏ bé cũng yêu cầu kỹ thuật cao

(Dân trí) - Chỉ một con ốc vít nhỏ bé cũng phải yêu cầu kỹ thuật cao đấy bạn. Hàng chính hãng nước ngoài thì từ con ốc vít cũng rất đẹp, kích thước chính xác độ rơ rất nhỏ, mác thép đạt yêu cầu đã ghi trên ốc…<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet-khong-san-xuat-noi-oc-vit-bo-truong-noi-gi-952162.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; “Doanh nghiệp Việt không sản xuất nổi ốc vít”: Bộ trưởng nói gì?</b></a>

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

… Hàng gia công của Việt Nam thì nói chung tôi thấy độ rơ lớn, mác thép không đúng. Rất dễ rơi rụng hay gãy hỏng trong quá trình sử dụng thiết bị.

 

Nguyen Dinh:  nguyendinh012014@gmail.com

 

Tôi tốt nghiệp ngành chế tạo máy Đại học BKHN đã hơn 30 năm, nhưng nhìn lại ngành mình đã học thì thấy chẳng phát triển được là mấy, nếu không nói là thụt lùi. Câu chuyện về sản xuất con ốc vít chỉ là một ví dụ nhỏ, nhưng sâu xa hơn là "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" đã không được thực hiện. Giờ đây những nhà máy cơ khí mơ ước của sinh viên chúng tôi một thời đã đi vào dĩ vãng. Những cái tên như cơ khí Trần Hưng Đạo, Cơ khí Hà Nội, Cơ khí Chính xác .... bây giờ vẫn đang vật vã sau khi nhường chỗ cho những khu tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở. Thực tình mà nói, tôi thấy ngành công nghiệp chế tạo cơ khí đã không được nhìn nhận và đặt đúng vị trí trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

 

Duy Khanh:  duykhanh188@gmail.com

 

Sản xuất trong nước rõ ràng là nhân công rẻ, nguyên liệu đầu vào rẻ mà cứ chất lượng thấp, giá cả không cạnh tranh được là sao? Chẳng lẽ cứ phải hỗ trợ các doanh nghiệp bằng thuế và hạn ngạch mãi ư :D - Ta Tanguyennham.hvtc@gmail.com
Quản lý của ta nhìn chung, tôi thấy vẫn làm theo kiểu "thợ đụng"... thiếu tầm nhìn. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là con người. Những chính sách vĩ mô nhưng vẫn theo kiểu "chụp giựt" đã làm lãng phí bao nhiêu cơ hội phát triển cũng như nguồn lực của xã hội.

 

Trong 10 năm qua VN ta nói chung vẫn duy trì chính sách phát triển theo thành tích ngắn hạn, theo chiều rộng và số lượng, thiếu kiểm soát. Thậm chí còn khuyến khích và tập trung cho sự phát triển thái quá của các ngành như chứng khoán, dịch vụ tài chính, bảo hiểm và bất động sản mà theo tôi là đã bóp nghẹt các ngành sản xuất cơ bản vốn có lợi nhuận thấp hơn. Trong những năm 2005-2010, hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất các sản phẩm cơ bản và xuất khẩu đã bỏ lơi các mạng kinh doanh cơ bản của họ để dồn toàn lực cho bất động sản, chứng khoán... Và hậu quả khi "bong bóng" vỡ thì việc quay trở lại những mảng kinh doanh trên lại cần phải có thời gian.

 

CH:  chauchau2003@gmail.com 

 

Bộ không thể làm thay doanh nghiệp được. Bộ có thể  đưa ra đề xuất với Chinh phủ  để giảm lãi suất cho vay, ưu đãi thuế, hướng dẫn ngành nghề... Nhưng việc đầu tư vào cái gì, máy móc ra sao, Bộ không làm thay được. Chúng ta không còn ở thời bao cấp cầm tay chỉ việc nữa... Vậy vấn đề của chúng ta là gì? Theo tôi, thành phần kinh tế tư nhân, những người có tiềm lực kinh tế hiện nay hầu như chỉ thích làm bất động sản, dịch vụ, còn những nhà sản xuất thì ít vốn. Kinh tế nhà nước thì không cần nói chắc ai cũng biết...(phải nói thật là thiếu vốn, và lãi suất như hiện nay thì có... 10 Bộ Công Thương cũng không giúp được doanh nghiệp!)

 

Một điểm nữa là doanh nghiệp của chúng ta thường là không thích liên kết, nên nguồn lực tản mác (tản mác về cả vốn, về công nghệ, nhân lực...) Các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chung tay nhau ký một hợp đồng để phân chia ra khi người ta chưa đủ năng lực cung ứng, còn ta thì sao?

 

Nhân:  cuongquoc_vn@yahoo.com