Chống trộm cướp - Mặt trận cần "lời tuyên chiến”!
(Dân trí) - Xưa các cụ thường dặn dò con cháu cẩn trọng hơn dịp “tháng củ mật” giáp Tết (ta). Nay nỗi lo về an toàn giao thông và cả trật tự trị an ở nhiều nơi đã thành… quanh năm. Dân vẫn bất an mỗi lên nghe tiếng kêu cứu của các nạn nhân bị cướp.
Không khoan nhượng
Không lo sao được khi biết đâu đấy, nạn nhân rất có thể là chính mình hoặc những người thân quen của mình. Không quan ngại sao được khi lẽ ra đất nước càng phát triển, cuộc sống của mọi người dân càng phải được bảo đảm hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng thực tế thì sao? Đội ngũ cán bộ của VN ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể nói là khá hùng hậu, người hưởng lương đông đảo nhưng hiệu quả công việc thì ở đâu hầu như cũng không "yếu kém" cũng "chưa đạt yêu cầu". Khiến người dân khi cần được bảo vệ do gặp sự cố nào đó, thường không biết dựa vào đâu và phải gõ cửa nào cho đúng, cho có được sự giúp đỡ nhanh nhất.
Trước tình trạng cướp giật lộng hành ở TPHCM, nhiều người dân tiếp tục lên tiếng bày tỏ mong muốn thấy được sự không khoan nhượng của “lời tuyên chiến” từ chính quyền TP trên “mặt trận” vẫn rất nóng giữa thời bình này. Mà mới nhất là vụ nữ nạn nhân bị thương nặng phải nhập viện sáng 6/1 sau khi tự mình truy đuổi tên cướp tại giao lộ Tôn Thất Tùng – Bùi Thị Xuân, phường Bến Nghé, quận 1.
“Quá bức xúc !!! Không thể để bọn cướp lộng hành hơn nữa. Mong Chủ tịch UBND và GĐ công an TP hãy "tuyên chiến" không khoan nhượng với bọn cướp này” - Lê Hồng Phong: lhphong91@gmail.com
“Nói như chú Nguyễn Bá Thanh khi ở cương vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Bộ máy hùng hậu thế mà không bảo vệ được người dân thì quá kém” - Nguyễn Mạnh Chinh: manhchinhtcn@gmail.com
“TPHCM có nhiều cái được, nhưng cái chưa được này thì lại trầm trọng quá, ảnh hưởng tới sinh mạng của người dân và quan trọng là làm mất đi phần nào uy tín của thành phố. Hãy làm gì thật tích cực ngay đi, các cơ quan chức năng ơi!”- Phạm Xuân Lan: xuanlan@gmail.com
“Lại là cái xe Exciter đã cướp laptop của mình đây chăng? Nếu đúng thì chúng có 4 tên trên 2 xe: xe Exciter chuyên giật đồ, biển số 59C1 - 26536 và xe Wave đỏ 59C1 - 17693 đi sau để ngăn người đuổi theo. Mình được 1 người ở phường 4, quận 4 báo rằng công an đã tìm ra được tên đi chiếc Exciter, nhưng sau đó...chẳng có thêm thông tin gì nữa. Chiếc laptop của mình đi đời. Giờ lại đến vụ này... Xin chia buồn cùng nạn nhân!” - Ph. Ph.
“Thật đáng căm phẫn! Trước đây tôi cũng đã bị giật mất một laptop tại đường Tây Thạnh, Tân Phú. Nhưng khi truy hô thì bao nhiêu người xung quanh vẫn thản nhiên như chuyện ai nấy lo...Thật đáng buồn! Có lẽ cũng chính vì vậy mà tình trạng cướp giật ngày càng gia tăng và càng nguy hiểm hơn. Mong các cấp lãnh đạo TP có phương án hay chiến thuật để giảm dần và chấm dứt cảnh cướp giật, để dân tình có thể sống bình an” - Tien Dung: minh34@rocketmail.com
“Đúng là xã hội phát triển mà sao ở VN ta cộng đồng lại thấy vẫn ngày càng bất ổn vì tình hình trật tự trị an tệ như vậy? Hôm 30 Tết Tây vừa rồi, tôi đứng mãi tít trong vỉa hè tại ngã tư Chợ Cầu, quận 12 mà cướp còn chạy vào tận trong đó giật điện thoại. Hỏi anh bảo vệ ngân hàng gần đấy mới biết cướp giật và trộm xe gắn máy tại đoạn này như cơm bữa, mặc dù UBND và công an phường cách đó không xa lắm” - Trương Thái Dương: thaiduong2506@yh.com
“Tôi thấy gần chỗ tôi ở, từ khi tăng cường lực lượng 141 thì có công an đứng gác, nhưng lại vẫn chỉ thấy hay xét xe. Tôi nghĩ các anh nên tăng cường tuần tra, thấy đối tượng nào khả nghi hoặc giúp dân bắt cướp thì tốt hơn” - Phạm Viết Hùng: viethungpham2002@yahoo.com
SOS nhiều “điểm nóng”
Những “điểm nóng” về nguy cơ trộm cướp đã được nhiều người dân TPHCM chỉ rõ, song song với bao lời nhắn gửi bày tỏ mong mỏi các cơ quan chức năng làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng đúng những nguyện vọng và cả kỳ vọng mà cộng đồng đặt vào họ. Bên cạnh đó, sức mạnh cộng đồng cũng luôn được kêu gọi chứng tỏ, thay vì thái độ “thờ ơ” và “vô cảm” thường thấy hiện nay. Người dân cả nước cùng thể hiện ý thức trách nhiệm bên cạnh các cơ quan chức năng, thì lời tuyên chiến với tệ trộm cướp mới biến thành thực tế trên quy mô rộng khắp được.
Tất nhiên nếu nói nghe tin cướp giật là lại liên tưởng ngay tới TPHCM như nhiều bạn nhận xét cũng không hẳn đúng, bởi như Đỗ Đạt DatPstt@yahoo.com.vn phân tích:
“Không phải chỉ riêng một khu vực và địa phận nào đó "chuyên xảy ra các tệ nạn xã hội" đâu. Theo tôi có lẽ là do TP.HCM là một trung tâm kinh tế văn hóa lớn nhất cả nước. Báo chí phát triển nên tin tức phong phú và lan tỏa nhanh. Nhà nhà cùng có thể làm báo, người người làm báo. Nên những tin nóng về tệ nạn, cướp giật mới thường xuyên và định kỳ lên mặt báo như vậy. Còn ở các vùng, các địa phương khác nữa… Không nên phân biệt. Tôi với vai trò là một nhà báo, không phải bình luận để phê phán hay bác bỏ gì ý kiến của bạn. Nhưng chúng ta sống trong xã hội, đừng khiến xã hội ghét bỏ hoặc xa lánh chúng ta bởi những lời nói thiếu suy nghĩ”.
“Chúng ta không thể trách lực lượng CA hay người bị hại trong trường hợp này. Bọn cướp giật ra tay chắc chắn đã có quan sát và đề phòng rồi. Chỉ mong những người dân đi đường khi gặp cướp thì cùng chung tay với nạn nhân gây áp lực lớn hơn với những đối tượng cướp giật, để ít ra chúng cũng phải chùn tay, không dám quá lộng hành giữa đường phố như thế này nữa”.
Có lẽ chẳng có nơi đâu như ở VN, tại đất nước rất được ca ngợi về sự ổn định chính trị tốt và đà phát triển kinh tế nhanh chóng, người dân thì thân thiện, cởi mở…vậy mà vẫn tồn tại những nghịch cảnh như: người ngay sợ kẻ gian; cái tốt, cái đẹp nhiều khi bị cái xấu, cái ác lấn át; dư luận thường xuyên phải lên tiếng vì những nỗi bức xúc kéo dài không được giải tỏa…
Ai có thể không đau lòng khi đọc những phản hồi chia sẻ với tư cách người “cùng cảnh ngộ” từ những “điểm nóng” tương tự:
“Không chỉ có ở TPHCM đâu mà ngay giữa Hà Nội đây, đoạn từ Kangnam rẽ sang Phạm Hùng, tôi bị giật mất túi đồ. Cũng nghĩ dù đuổi theo cũng không lấy lại được nên đành bất lực. Xin chia sẻ với những ai đã lâm vào hoàn cảnh này. Hãy cẩn thận hơn khi sống ở những thành phố lớn, vì hậu quả mất mát để lại thường rất lớn” - Hồng: truongthihong0106@gmail.com
“Haizz… Em ở Hải Phòng, thấy tình trạng còn bi đát hơn nhiều. Ra đường bây giờ người dân như chúng em nói chung là không dám đeo bất cứ loại trang sức nào hết. Túi thì phải cho vào cốp xe. Thấy xung quanh mình nhiều vụ do cướp gây ra quá, sợ lắm rồi!” - Mai Huong: maihuongpt@gmail.com
Và rồi lại cũng chính người dân đành tự tìm phương kế thụ động để hiến cho nhau:
1. Không đeo đồ trang sức.
2. Không đeo túi xách ở tay xe hoặc trên người.
3. Tuyệt đối không vừa đi vừa nghe điện thoại.
4. Nếu chẳng may bị cướp thì thà mất của mà giữ được người, còn hơn đuổi theo chúng...” - Phạm Thu Hằng: hàngpt76@gmail.com
Đồng thời cũng lại tự mổ xẻ “con bệnh” thực tế để tìm nguyên nhân:
“Ở các nước tiên tiến thì bạn được yêu cầu không manh động khi gặp cướp, làm theo những yêu cầu của bọn cướp để đảm bảo tính mạng và tìm cách báo ngay cho CA khi có thể” - BBQ: bbq@gmail.com
Mặt khác, người dân cũng nhắn gửi thêm với các lực lượng chức năng:
Khánh Tùng