Chiến lược đổi mới giáo dục của người Việt trên toàn cầu trong thời đại kinh tế tri thức

(Dân trí) - Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cũng chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức lên ngôi. Vậy chúng ta cần phát triển con đường giáo dục theo lối đi nào để góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế?

Thời đại kinh tế tri thức là gì?

Theo nhận định của Bộ Công nghiệp và Thương mại Anh, một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải (1998). Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực, là sức mạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu của ngoại lực. Lao động cơ bắp dần được thay bằng lao động trí tuệ, yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất không đóng vai trò quan trọng bằng yếu tố trí tuệ, lao động quản lý dần chiếm ưu thế hơn so với lao động sản xuất trực tiếp.

chuyengiaoducbodaonhalotxacnhostemquaconmatgsohnvu.jpg

Chiến lược giáo dục STEM đang được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy nền kinh tế trí thức. (ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, nền kinh tế có tính chất hỗn hợp và còn ít đặc điểm của kinh tế tri thức vì GDP của ta phần lớn thu được từ các ngành sản xuất đơn giản ít đòi hỏi hàm lượng tri thức cao, như công nghiệp chế biến hay khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, ngành nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam góp một phần lớn của GDP (20,34%) trong khi đó ở Nhật Bản - một nước có nền kinh tế tri thức cao thì ngành này chiếm chưa đầy 1%. Đáng chú ý là ngành tài chính và tín dụng của ta chỉ khiêm tốn góp 1,8%, còn các ngành dịch vụ của Nhật góp 30,9% của GDP, tức gần một phần ba.

Vai trò của giáo dục trong thời đại kinh tế tri thức

Giáo dục đào tạo là nhân tố quan trọng nhất trong bốn trụ cột chính của nền kinh tế tri thức. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua giáo dục mới có thể được cải thiện, phát triển và có giá trị. Bởi lẽ nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hoá.

Trong thời đại kinh tế tri thức, cùng với phổ cập giáo dục là quá trình phổ cập nghề, phổ cập giáo dục cao đẳng và đại học. Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trở thành nền tảng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục không chỉ là sự truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin mà hướng vào phát triển nhân cách toàn diện trên cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động để người học tự tìm tri thức, vận dụng, sử dụng tri thức và trên cơ sở đó sản xuất (phát hiện) tri thức mới cho bản thân hoặc cho xã hội. Do đó mỗi cá nhân sẽ có cơ hội luôn luôn tiếp cận kịp thời những thông tin mới nhất, cập nhật, làm giàu thêm nguồn tri thức và năng lực sáng tạo của mình.

Vai trò của giáo dục trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia

Khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, việc xây dựng nền kinh tế tri thức cần được tiến hành song song với phát triển thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Để nâng tầm vị thế của thương hiệu quốc gia Việt Nam, giáo dục có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đóng vai trò không thể thiếu trong việc đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực tay nghề cao, giỏi chuyên môn, có năng lực đáp ứng được yêu cầu chất lượng công việc trong thời đại mới. Song, lộ trình đào tạo, phát triển tiềm năng của đội ngũ người lao động hiện nay ở Việt Nam còn nhiều những bất cập, khó khăn. Vậy lối đi nào cho nền giáo dục nước nhà khởi phát, tạo nên những đột phá mới?

Câu trả lời sẽ được giải đáp trong sự kiện Vietnam Global Leaders Forum - VGLF (Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng) sẽ được tổ chức vào tháng 3, tại Paris (Pháp). Đây chính là nơi hội tụ những hiền tài có tầm ảnh hưởng của Việt Nam: các nhà lãnh đạo hàng đầu, các nhân vật quan trọng và khởi nghiệp thành công trên toàn thế giới với niềm đam mê và tham vọng xây dựng thương hiệu Việt Nam. VGLF được thiết kế để tạo điều kiện cho tài năng Việt Nam liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, tạo các mối quan hệ… để cùng nhau xây dựng một mục tiêu chung. Trong diễn đàn, vấn đề nâng cao giáo dục Việt Nam trong thời đại kinh tế tri thức sẽ được các diễn giả chia sẻ và đề ra những giải pháp thiết thực.

 

VGLF không chỉ là một diễn đàn, mà còn là điểm khởi đầu của một chiến

lược nhân tài dài hạn, dựa trên:

• Nghiên cứu sâu rộng về kinh nghiệm quốc tế thành công

• Nhu cầu thiết thực của Việt Nam

VGLF sẽ không chỉ xây dựng một mạng lưới, mà còn xây dựng một tổ chức

vững mạnh – Tổ chức VGL - để duy trì và điều phối mạng lưới:

• Với nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh

• Với sự hỗ trợ từ lĩnh vực tư nhân và sự ủng hộ từ chính phủ Việt Nam

VGLF có những mục tiêu được xác định rõ ràng, với các kế hoạch cụ thể và

bài bản để hoàn thành mục tiêu:

• Các hoạt động thường xuyên bao gồm: chương trình cố vấn, việc làm

và đào tạo, các buổi trao đổi chuyên đề, ...

• Các hoạt động kết nối đầu tư, các sự kiện từ thiện, ...

Để biết thêm thông tin chi tiết về Diễn đàn, xin vui lòng truy cập vào trang web: https://www.vietnamgloballeaders.org/ hoặc contact@vietnamgloballeaders.org

 

Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) là một tổ chức tập hợp các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở Pháp và một số nước với mục tiêu tham gia đóng góp cho Việt Nam. Hội thành lập năm 2011, hiện có gần 200 thành viên với mạng lưới liên kết khoảng 30.000 người. Những năm gần đây, AVSE Global triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong nước, chủ yếu tập trung vào các dự án về giáo dục, công nghệ, kinh tế - tài chính, phát triển bền vững và thu hút nhân tài.

ĐT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm